Mô tả vắn tắt học phần

1. Tên học phần:

Đường lối kinh tế của ĐCSVN

2. Ngôn ngữ giảng dạy:

Tiếng Việt

3. Mã học phần:

M01027

4. Bộ môn phụ trách giảng dạy:

Khoa Lý luận chính trị

5. Trình độ:

Thạc sĩ

6. Số tín chỉ:

2

7. Phân bổ thời gian:

  • Đối với hoạt động trên lớp:
  • Lý thuyết: 20 tiết
  • Làm việc nhóm, thảo luận:
  • Đối với hoạt động tại phòng máy tính, phòng mô phỏng, …:
  • Thực hành, làm việc nhóm, thảo luận: 10 tiết
  • Tự nghiên cứu, tự học: 120 giờ
  • Đồ án, Đề án, Dự án
  • Thực tập

8. Tính chất học phần:

Dữ liệu đang cập nhật...

9. Ngành áp dụng:

Tất cả các ngành

10. Điều kiện tiên quyết:

Không có môn học bắt buộc phải hoàn thành trước học phần này

11. Mục tiêu học phần:

Làm rõ nội dung đường lối kinh tế của Đảng trong thời kỳ đổi mới, chủ yếu trên các lĩnh vực: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn; hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển kinh tế biển./ Clarifying the content of the Party's economic guidelines in the renovation period, mainly in the fields of: Socialist-oriented market economy; industrialization and modernization; sustainable development of agriculture and rural areas; international economic integration; and development of the marine economic

12. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Cung cấp kiến thức về chủ trương, đường lối, chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Môn Đường lối kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam là môn học thuộc kiến thức chuyên ngành của ngành kinh tế chính trị. Môn Đường lối kinh tế nghiên cứu sâu sắc, có hệ thống quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam qua hai thời kỳ trước và sau đổi mới. Nội dung môn học tập trung nghiên cứu về đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đường lối phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn; đường lối hội nhập kinh tế quốc tế; đường lối phát triển kinh tế biển. Qua việc nghiên cứu nội dung, môn học này cũng đánh giá những thành tựu đạt được và hạn chế của việc thực hiện đường lối đó.