Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

UEH tuyển sinh chương trình Thạc sĩ Điều hành cao cấp Quản lý công (Executive MPM) năm 2023

LIÊN HỆ: (028) 3829 5437 ext 16 (cô Tuyết) – ext 15 (thầy Thái)

1. Mục tiêu và đối tượng đào tạo

– Mục tiêu của Chương trình là trang bị cho học viên khả năng nhận dạng những thách thức chính sách trên phạm vi toàn cầu nói chung và Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đồng thời tăng cường năng lực phân tích và đánh giá các vấn đề chính sách, hoạch định và quản lý thực thi quản lý công. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chương trình sẽ đào tạo đội ngũ cán bộ cấp chiến lược có đủ năng lực nắm bắt những thời cơ mới nhằm đổi mới mô hình và chất lượng tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện liên kết vùng, số hóa nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng đô thị thông minh…

– Đối tượng đào tạo của chương trình là những cán bộ có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc, quản lý hoặc trong quy hoạch cán bộ quản lý từ cấp từ cấp phòng, ban (hoặc tương đương) trở lên trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận.

2. Chương trình đào tạo, hình thức và thời gian đào tạo, bằng cấp:

– Chương trình đào tạo: 65 tín chỉ gồm các học phần và đề án tốt nghiệp. Các học phần và chuyên đề được thiết kế gồm 3 phần chính: phần kiến thức chung, phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành, seminar, đề án tốt nghiệp.

– Hình thức đào tạo: Chính quy không tập trung; Thời gian đào tạo: 02 năm;

– Thời gian học: Vào các ngày trong tuần hoặc cuối tuần.

– Học viên hoàn thành đầy đủ các học phần trong chương trình đào tạo, bảo vệ thành công đề án tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Thạc sĩ của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Điều kiện dự tuyển

Thí sinh đăng ký dự tuyển cần thỏa mãn các điều kiện sau đây:

3.1. Điều kiện về thâm niên công tác và kinh nghiệm quản lý

Thí sinh phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc, quản lý hoặc trong quy hoạch cán bộ quản lý từ cấp từ cấp phòng, ban (hoặc tương đương) trở lên thuộc các cơ quan chính quyền, các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức công khác. Kinh nghiệm làm việc, quản lý được tính từ ngày thí sinh có quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm đến ngày nộp hồ sơ.

3.2. Điều kiện văn bằng

– Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý, Hành chính học, Quản lý nhà nước đủ điều kiện xét tuyển.

– Có bằng tốt nghiệp đại học khối ngành khoa học tự nhiên và công nghệ phải học bổ sung kiến thức các môn: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học và Nguyên lý Tài chính – Ngân hàng.

– Có bằng tốt nghiệp đại học khối ngành khoa học xã hội và nhân văn khác và ngành ngoại ngữ phải học bổ sung kiến thức các môn: Toán cao cấp, Xác suất thống kê, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học và Nguyên lý Tài chính – Ngân hàng.

Lưu ý: Các văn bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng (thông tin về đăng ký công nhận văn bằng do nước ngoài cấp xem tại https://naric.edu.vn, mục Hướng dẫn quy trình Công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp).

3.3. Điều kiện sức khỏe: Có đủ sức khỏe để học tập

3.4. Điều kiện Ngoại ngữ:

Thí sinh dự tuyển sinh cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;

– Bằng tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ do UEH cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

– Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (xem Phụ lục I, Bảng tham chiếu quy đổi một số văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ) hoặc các chứng chỉ tương đương B1 khác, các chứng chỉ này do các cơ sở giáo dục đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

– Điểm thi ngoại ngữ đầu vào bậc cao học của UEH đạt từ 50 điểm trở lên (thang điểm 100). Ngày thi ngoại ngữ sẽ thông báo sau.

4. Chỉ tiêu tuyển sinh: 40 học viên

5. Đối tượng và chính sách ưu tiên

Đối tượng ưu tiên

a) Người có thời gian công tác hai năm liên tục trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

c) Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang;

d) Người thuộc dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a;

đ) Con liệt sĩ.

e) Con đẻ của người bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.

Chính sách ưu tiên: Người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên đã kể trên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng 10 điểm vào điểm kiểm tra đầu vào môn tiếng Anh (thang điểm 100).

– Các loại giấy tờ cần nộp để hưởng chính sách ưu tiên

+ Hợp đồng lao động (có công chứng), quyết định tiếp nhận hoặc điều động công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận của UBND phường, xã về việc cơ quan đó đóng tại địa bàn được ưu tiên (cho đối tượng a);

+ Bản sao (có công chứng) thẻ thương binh/bệnh binh hoặc các loại giấy tờ có liên quan (cho các đối tượng b, c, đ, e);

+ Bản sao (có công chứng) CCCD, giấy khai sinh và xác nhận của xã/phường nơi thí sinh cư trú (cho đối tượng d).

6. Xét tuyển

Xét tuyển dựa trên hồ sơ ứng viên, kết quả học tập bậc đại học, điều kiện ngoại ngữ và kết quả phỏng vấn.

7. Hồ sơ dự tuyển

Thí sinh dự thi phải nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký dự thi, gồm:

– Phiếu đăng ký dự thi và lý lịch khoa học có nhận xét của Thủ trưởng cơ quan quản lý; ảnh có đóng dấu giáp lai (theo mẫu). Tải mẫu hồ sơ tại đây

– Bản sao công chứng các giấy tờ.

* Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học.

* Các văn bằng, chứng chỉ chứng minh quá trình học tập và các khóa bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đã tham gia (nếu có).

* Chứng chỉ bổ sung kiến thức đại học của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (nếu thuộc đối tượng cần bổ túc kiến thức).

* Các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ quản lý từ cấp từ cấp phòng, ban (chứng minh thâm niên công tác và kinh nghiệm quản lý).

* Các loại bằng khen, giấy khen và minh chứng thành tích nổi bật trong quá trình học tập, công tác (nếu có).

– Hai ảnh màu cỡ 3 x 4 cm (lưu ý: ghi rõ họ, tên, ngày sinh ở phía sau mỗi ảnh).

8. Thời gian xét tuyển và địa điểm học:

Dự kiến ngày xét tuyển và công bố kết quả: vào đầu tháng 8 năm 2023.

Địa điểm học: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

9Lệ phí tuyển sinh:

– Lệ phí hồ sơ: 120.000 đ/thí sinh

– Lệ phí thi: 120.000 đ/môn

10. Kinh phí đào tạo:

– Học phí dự kiến năm 2023 là: 2.000.000 đ/tín chỉ

11. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ:

Thời gian nhận hồ sơ: sáng 07:30 – 11:00; chiều 13:30 – 16:00. Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.

+ Tiếp nhận hồ sơ đợt 1: 24/5/2023 – 02/6/2023;

+ Tiếp nhận hồ sơ đợt 2: 19/6/2023 – 26/6/2023.

Địa điểm nhận hồ sơ: Viện Đào tạo Sau đại học, Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Phòng A001, 59C Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Chuyên viên tiếp nhận hồ sơ: Trần Thị Ánh Tuyết, điện thoại: (028)38295437 ext 16.

12.  Thông tin liên hệ:

Viện Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Số 59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 3829 5437 ext 16 (cô Tuyết) – ext 15 (thầy Thái)

Email: sdh@ueh.edu.vn

Website: http://sdh.ueh.edu.vn


PHỤ LỤC I

VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ

 TƯƠNG ĐƯƠNG BẬC 3 VÀ BẬC 4 KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM ÁP DỤNG TRONG TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

(Kèm theo Thông báo số 735/TB-ĐHKT-ĐTSĐH ngày 17 tháng 5 năm 2023 của Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh)

TT Ngôn ngữ Chứng chỉ

/Văn bằng

Trình độ/Thang điểm
Tương đương Bậc 3 Tương đương Bậc 4
1 Tiếng Anh TOEFL iBT 30 – 45 46 – 93
TOEFL ITP 450-499
IELTS 4.0 – 5.0 5.5 – 6.5
Cambridge

Assessment

English

B1 Preliminary/B1

Business Preliminary/

Linguaskill.

Thang điểm: 140-159

B2 First/B2 Business

Vantage/

Linguaskill

Thang điểm: 160-179

TOEIC

(4 kỹ năng)

Nghe: 275-399

Đọc: 275-384

Nói: 120-159

Viết: 120-149

Nghe: 400-489

Đọc: 385-454

Nói: 160-179

Viết:150-179

2 Tiếng Pháp CIEP/Alliance

francaise

diplomas

TCF: 300-399

Văn bằng DELF B1

Diplôme de Langue

TCF: 400-499

Văn bằng DELF B2

Diplôme de Langue

3 Tiếng Đức Goethe – Institut Goethe-Zertifikat B1 Goethe-Zertifikat B2
The German

TestDaF language

certificate

TestDaF Bậc 3

(TDN 3)

TestDaF Bậc 4

(TDN 4)

4 Tiếng Trung Quốc Hanyu Shuiping

Kaoshi (HSK)

HSK Bậc 3 HSK Bậc 4
5 Tiếng Nhật Japanese Language

Proficiency Test

(JLPT)

N4 N3
6 Tiếng Nga ТРКИ – Тест по

русскому языку как иностранному

ТРКИ-1 ТРКИ-2