Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

TUYỂN SINH TIẾN SĨ 2024: UEH thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ đợt 2 năm 2024

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đào tạo những nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh quản lý và luật học có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển và giải quyết những vấn đề mới trong khoa học kinh tế và luật học, có khả năng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

2. Thời gian, hình thức và ngôn ngữ đào tạo

Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ đối với các ứng viên có bằng thạc sĩ (kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh đến khi hoàn thành thủ tục và nộp luận án cho quy trình phản biện độc lập) là 04 năm; đối với ứng viên có bằng đại học loại giỏi trở lên là 06 năm. Việc tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy, nghiên cứu sinh phải dành đủ thời gian học tập, nghiên cứu theo kế hoạch. Thời gian gia hạn tối đa là 24 tháng.

Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy, viết và bảo vệ luận án tiến sĩ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Giảng viên của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có đủ khả năng giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu sinh bằng tiếng Anh. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh khuyến khích nghiên cứu sinh viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Anh. Việc lựa chọn viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Anh tùy thuộc năng lực cá nhân của nghiên cứu sinh.

Các yêu cầu đối với luận án tiến sĩ và điều kiện để bảo vệ luận án tuân thủ theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chỉ tiêu tuyển sinh

Chỉ tiêu đào tạo trình độ tiến sĩ đợt 2 năm 2024 của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là 65 nghiên cứu sinh. Chỉ tiêu đào tạo cho mỗi ngành được Hội đồng tuyển sinh trình độ tiến sĩ quyết định dựa trên số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển vào các ngành và năng lực đào tạo các ngành của Trường.

4. Ngành đào tạo:                                                           

    • Kinh tế chính trị, Mã số: 9310102
    • Kinh tế phát triển, Mã số: 9310105
    • Quản trị nhân lực, Mã số: 9340404
    • Quản lý kinh tế, Mã số: 9310110
    • Tài chính – Ngân hàng, Mã số: 9340201 (Có các chương trình: Tài chính, Tài chính công, Ngân hàng).
    • Quản trị kinh doanh, Mã số: 9340101
    • Kinh doanh thương mại, Mã số: 9340121
    • Kế toán, Mã số: 9340301
    • Thống kê, Mã số: 9460201
    • Luật kinh tế, Mã số: 9380107

5. Điều kiện dự tuyển

Người dự tuyển nghiên cứu sinh phải đáp ứng các điều kiện sau:

5.1. Về văn bằng:

Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ ngành phù hợp hoặc bằng đại học loại giỏi trở lên ngành phù hợp theo danh mục dưới đây:

STT NGÀNH DỰ TUYỂN TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ Mã ngành THẠC SĨ

(Ngành đúng và

ngành phù hợp)

Mã ngành
I. Khoa học xã hội và hành vi 931 Khoa học xã hội và hành vi 831
  Kinh tế học 93101 Kinh tế học 83101
1. Kinh tế chính trị 9310102 Kinh tế 8310101
2. Kinh tế phát triển 9310105 Kinh tế chính trị 8310102
3. Quản lý kinh tế 9310110 Kinh tế đầu tư 8310104
Kinh tế phát triển 8310105
Kinh tế quốc tế 8310106
Quản lý kinh tế 8340410
II. Kinh doanh và quản lý 934 Kinh doanh và quản lý 834
Kinh doanh 93401 Kinh doanh 83401
4. Quản trị kinh doanh 9340101 Quản trị kinh doanh 8340101
5. Kinh doanh thương mại 9340121 Kinh doanh thương mại 8340121
Marketing 8340115
Kinh doanh quốc tế 8340120
Thương mại điện tử 8340122
Bất động sản 8340116
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 8510605
  Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm 93402 Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm 83402
6. Tài chính – Ngân hàng 9340201 Tài chính – Ngân hàng 8340201
Bảo hiểm 8340204
Kế toán – Kiểm toán 93403 Kế toán – Kiểm toán 83403
7. Kế toán 9340301 Kế toán 8340301
Kiểm toán 8340302
Quản trị – Quản lý 93404 Quản trị – Quản lý 83404
8. Quản trị nhân lực 9340404 Khoa học quản lý 8340401
Chính sách công 8340402
Quản lý công 8340403
Quản trị nhân lực 8340404
Hệ thống thông tin quản lý 8340405
III. Toán và thống kê 946 Toán và thống kê 846
Toán học 94601 Toán học 84601
9. Lý thuyết xác suất và thống kê toán học 9460106 Lý thuyết xác suất và thống kê toán học 8460106
  Thống kê 94602 Thống kê 84602
10. Thống kê 9460201 Thống kê 8460201
Công nghệ kỹ thuật 851
      Quản lý công nghiệp 85106
Quản lý công nghiệp 8510601
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 862
Nông nghiệp 86201
Kinh tế nông nghiệp 8620115
IV. Pháp luật 938 Pháp luật 838
  Luật 93801 Luật 83801
11. Luật kinh tế 9380107 Luật 8380101
Luật hiến pháp và luật hành chính 8380102
Luật dân sự và tố tụng dân sự 8380103
Luật kinh tế 8380107
Luật quốc tế 8380108
V. Kinh tế chính trị 9310102 Khoa học chính trị 83102
(Gồm các ngành thuộc khối “Kinh tế”, “Kinh doanh và quản lý”) Chính trị học 8310201
Triết học 8229001
Chủ nghĩa xã hội khoa học 8229008
Giáo dục chính trị
Quản lý nhà nước
VI.

 

Quản lý kinh tế

(Gồm các ngành thuộc khối “Kinh tế”, “Kinh doanh và quản lý”)

9310110 Quản lý nhà nước
Quản lý hành chính
Hành chính
Hành chính nhà nước

5.2. Có năng lực nghiên cứu khoa học, được minh chứng ít nhất bằng một trong những điều kiện sau:

a) Luận văn thạc sĩ chương trình đào tạo thạc sĩ hướng nghiên cứu.

b) Hợp đồng làm việc hoặc Giấy xác nhận là giảng viên, nghiên cứu viên có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên của các cơ sở đào tạo đại học hoặc cao đẳng, tổ chức khoa học và công nghệ.

c) Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học được Hội đồng Giáo sư nhà nước quy định hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện được xuất bản.

5.3. Có đủ năng lực ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án, thể hiện ở một trong các điều kiện sau:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc thạc sĩ, tiến sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

c) Có chứng chỉ trình độ tiếng nước ngoài tương đương cấp độ B2 hoặc bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc (theo bảng tham chiếu dưới đây) trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển:

TT Ngôn ngữ Bằng/Chứng chỉ/Chứng nhận Trình độ/Thang điểm
1 Tiếng Anh TOEFL iBT Từ 46 trở lên
IELTS Từ 5.5 trở lên
Cambridge Assessment English B2 First/B2 Business

Vantage/Linguaskill

Thang điểm: từ 160 trở lên

2 Tiếng Pháp CIEP/Alliance française diplomas TCF từ 400 trở lên

DELF B2 trở lên

Diplôme de Langue

3 Tiếng Đức Goethe -Institut Goethe- Zertifikat B2 trở lên
The German TestDaF language certificate TestDaF level 4 (TDN 4) trở lên
4 Tiếng Trung Quốc Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK) HSK level 4 trở lên
5 Tiếng Nhật Japanese Language Proficiency Test (JLPT) N3 trở lên
6 Tiếng Nga ТРКИ – Тест по русскому
языку как иностранному
(TORFL – Test of Russian as a
Foreign Language)
TPKH-2 trở lên
7 Các ngôn ngữ tiếng nước ngoài khác (xem xét cụ thể từng trường hợp) Chứng chỉ đánh giá theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Từ bậc 4 trở lên

d) Người dự tuyển vào chương trình tiếng Việt là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

6. Hồ sơ dự tuyển

a) Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu).

b) Lý lịch khoa học có dán ảnh cá nhân (theo mẫu) được đơn vị công tác hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận, đóng dấu.

c) Một bản sao công chứng của các loại giấy tờ sau: Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học; Bằng và bảng điểm thạc sĩ; Bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ/Chứng chỉ ngoại ngữ.

d) Một trong những minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu: 5 bản sao luận văn thạc sĩ hướng nghiên cứu đã tốt nghiệp; 5 bản sao bài báo đăng trên tạp chí khoa học/báo cáo khoa học tại hội thảo (gồm trang bìa, trang mục lục, toàn nội dung bài báo/báo cáo) đáp ứng quy định tại điểm c khoản 5.2 mục 5 trên đây và văn bản đồng ý cho sử dụng bài của đồng tác giả (nếu có đồng tác giả); Hợp đồng làm việc hoặc văn bản của cơ sở đào tạo/tổ chức khoa học công nghệ xác nhận là giảng viên, nghiên cứu viên có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên.

e) 05 bản đề cương nghiên cứu và kế hoạch học tập, nghiên cứu (theo mẫu).

f) 02 ảnh 4×6 của người dự tuyển ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh phía sau ảnh.

Trường hợp các văn bằng và bảng điểm do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng tiếng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng giáo dục (thông tin về đăng ký công nhận văn bằng do nước ngoài cấp xem tại https://naric.edu.vn/huong-dan-quy-trinh-cnvb-co-so-giao-duc.html).

7. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển

Đánh giá người dự tuyển đào tạo tiến sĩ theo thang điểm 100, bao gồm đánh giá hồ sơ dự tuyển (40 điểm); đánh giá đề cương nghiên cứu (20 điểm) và phỏng vấn (40 điểm). Người dự tuyển được xếp loại đạt và đưa vào xét tuyển nếu phần hồ sơ đạt từ 20 điểm trở lên; phần đề cương nghiên cứu đạt từ 10 điểm trở lên và phần phỏng vấn đạt từ 20 điểm trở lên.

7.1. Đánh giá hồ sơ dự tuyển, bao gồm các nội dung:

a) Văn bằng và kết quả đào tạo: Đánh giá văn bằng dựa trên uy tín của cơ sở đào tạo và kết quả học tập của người dự tuyển tại các bậc đại học và thạc sĩ.

b) Bài báo hoặc báo cáo khoa học: được đánh giá dựa trên mức độ uy tín của tạp chí hoặc hội nghị, hội thảo khoa học, sự phù hợp của bài báo với hướng nghiên cứu và ngành đăng ký dự tuyển của người dự tuyển, chất lượng bài viết…

Chất lượng của luận văn thạc sĩ hướng nghiên cứu đã tốt nghiệp của người dự tuyển.

Kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy của người dự tuyển và uy tín của cơ sở đào tạo/ tổ chức khoa học đang công tác.

c) Trình độ ngoại ngữ.

7.2. Đánh giá đề cương nghiên cứu:

Chất lượng đề cương nghiên cứu: Được đánh giá dựa trên sự thuyết phục trong cách thức người dự tuyển đặt vấn đề nghiên cứu; mức độ sâu sắc và bao quát của phần tổng quan các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan; tính khoa học của các phần mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (rõ ràng), phương pháp nghiên cứu dự kiến (phù hợp), kế hoạch nghiên cứu (khả thi); sự trình bày chặt chẽ, logic và thuyết phục ở các nội dung khác…

7.3. Phỏng vấn: Người dự tuyển trình bày về đề cương nghiên cứu và kế hoạch học tập, nghiên cứu, thực hiện luận án trước tiểu ban chuyên môn xét tuyển nghiên cứu sinh. Các thành viên tiểu ban chuyên môn sẽ đặt các câu hỏi phỏng vấn để đánh giá người dự tuyển về các mặt:

– Kiến thức: Mức độ nắm vững kiến thức ngành đăng ký dự tuyển; mức độ làm chủ dự định nghiên cứu, mức độ hiểu biết về bản chất vấn đề dự định nghiên cứu; sự am hiểu về yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, các công cụ nghiên cứu trong ngành…

– Khả năng triển khai thực hiện nghiên cứu: Kế hoạch học tập và triển khai nghiên cứu nếu trúng tuyển, lý giải điểm mạnh, điểm yếu và sự chuẩn bị chung của người dự tuyển.

– Tư chất cần có của một nghiên cứu sinh: Bao gồm năng lực nghiên cứu khoa học (khả năng phân tích, tổng hợp, cách diễn đạt chặt chẽ, logic…); thái độ (động cơ, sự chín chắn, tự tin, quyết tâm theo đuổi chương trình học tập và nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ); tư duy phản biện và các phẩm chất khác (sự ham hiểu biết, tính sáng tạo, kỷ luật, tính trung thực, khả năng tổ chức sắp xếp công việc, khả năng nghiên cứu độc lập và tổ chức nhóm nghiên cứu, tính kiên định).

–  Năng lực tiếng Anh học thuật.

8. Học phí, lệ phí xét tuyển:

Lệ phí dự tuyển: 1.650.000 đồng.

Hồ sơ dự thi đầu vào: 120.000 đồng

Mức học phí đào tạo tiến sĩ đang áp dụng trong năm 2024 là 40.000.000 đồng/học kỳ.

9. Thời gian tuyển sinh:

Thời gian đăng thông báo tuyển sinh: tháng 07/2024.

Thời gian nộp hồ sơ dự tuyển: từ ngày 22/7/2024 đến hết ngày 31/7/2024 trong giờ hành chính.

Kỳ xét tuyển nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2024 dự kiến tổ chức vào đầu tháng 8/2024.

Thời gian công bố kết quả tuyển sinh: cuối tháng 8/2024.

Thời gian khai giảng và gửi giấy báo nhập học: đầu tháng 9/2024.

Kết quả xét tuyển được đăng trên website của Viện Đào tạo Sau đại học: www.sdh.ueh.edu.vn và gửi qua email của người dự tuyển.

 

Địa điểm nộp hồ sơ: Viện Đào tạo Sau đại học – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

số 59C Nguyễn Đình Chiểu, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại:  028. 38235277 (ext 23) –  38295437