Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Thạc sĩ Chuyên ngành Luật kinh tế (hướng nghiên cứu)

Luật kinh tế

Thạc sĩ Luật học chuyên ngành Luật kinh tế (hướng nghiên cứu) tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là những chuyên gia pháp lý có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật kinh tế để hành nghề tư vấn pháp lý, góp phần phát triển và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, phê duyệt hồ sơ. Họ cũng có thể độc lập đưa ra đề xuất giải quyết tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ góp phần giải quyết tranh chấp kinh doanh.

Người dự tuyển vào học chương trình đào tạo thạc sĩ Kế toán theo hướng nghiên cứu phải thỏa mãn các điều kiện của đối tượng đào tạo như sau:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành; hoặc Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc khối kinh tế (cần phải học bổ túc kiến thức để có đủ kiến thức cơ sở ngành) bao gồm các ngành: Quản trị, Tài chính, Ngân hàng, Thương mại, Ngoại thương.
  • Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo quy định tại thông tư số 10/TT-LB ban hành ngày 18/08/2003 và công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20/08/1990 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
  • Các điều kiện dự tuyển khác theo Thông tư 15/2014 TT-BGDĐT, ngày 15 tháng 5 năm 2014 ban hành quy chế đào tạo thạc sĩ của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

Theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

I. Kiến thức chung: 8 tín chỉ

  • Triết học 
  • Ngoại ngữ 

II. Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành: 26 tín chỉ

  • Luật và Phát triển
  • Luật công ty và quản trị công ty 
  • Luật hợp đồng 
  • Luật kinh doanh quốc tế (Nâng cao) 
  • Luật cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu
  • Luật sở hữu trí tuệ (Nâng cao) 
  • Luật lao động và Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
  • Phương pháp nghiên cứu luật học 
  • Chuyên đề Luật Đầu tư và kinh doanh bất động sản 
  • Chuyên đề Luật kinh doanh so sánh 
  • Chuyên đề pháp luật kinh doanh số
  • Chuyên đề pháp luật trong hoạt động tài chính 
  • Chuyên đề Giải quyết tranh chấp kinh doanh 
  • Chuyên đề luật đất đai và môi trường

III. Luận văn: 14 tín chỉ

Tổng cộng: 60 tín chỉ

Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)

a) Kiến thức chung

  • Phân tích kiến thức nền tảng về triết học pháp luật
  • Kết hợp cơ sở văn hoá, chính trị, pháp lý và thể chế trong việc cho việc tạo lập nền tảng pháp luật phục vụ phát triển chung của quốc gia trong điều kiện hội nhập
  • Đánh giá, phối hợp các phương pháp nghiên cứu luật hàn lâm (phương pháp nghiên cứu khoa học luật) và ứng dụng (kỹ năng tư vấn, tham mưu và hỗ trợ pháp lý)

b) Kiến thức cơ sở ngành

  • Phát triển các học thuyết pháp lý về kinh doanh, thương mại trong nước, quốc tế và so sánh
  • Tiến hành các thủ tục tố tụng và giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại

c) Kiến thức chuyên ngành

  • Đánh giá về pháp luật chuyên ngành một cách sâu sắc, mạch lạc, có hệ thống, sâu, rộng, tiên tiến và cập nhật về công ty, hợp đồng, cạnh tranh, phá sản
  • Tổng kết các vấn đề về pháp luật thương mại quốc tế và kinh doanh so sánh
  • Phát hiện vấn đề trong một số lĩnh vực pháp luật thương mại chuyên sâu (đầu tư, bất động sản,…)

Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)

a) Kỹ năng nghề nghiệp

  • Phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu luật và thông tin pháp lý để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề pháp lý một cách khoa học
  • Phát triển cách thức tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề luật tiên tiến
  • Thiết kế, phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực pháp lý và nghề luật

b) Kỹ năng mềm

  • Đặt vấn đề, truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác
  • Sử dụng năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam và khả năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành luật để đọc và hiểu tài liệu bằng tiếng Anh

Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Responsibility)

  • Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng phục vụ các quyết định quản trị và tư vấn pháp luật
  • Kết nối, thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác
  • Tranh luận, biện luận nhằm đưa ra những kết luận mang tầm chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh, thương mại
  • Cho ý kiến và cải tiến các hoạt động lập pháp và hoàn thiện pháp luật kinh doanh, thương mại