Chương trình Tài Chính trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, có thể đảm nhiệm các công việc quản trị tài chính ở các mức độ yêu cầu khác nhau cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần, và tại các công ty đa quốc gia. Người học cũng sẽ được cung cấp kiến thức sâu rộng về thị trường tài chính, phân tích và đầu tư trên thị trường tài chính để có thể đảm nhiệm các công việc đòi hỏi chuyên môn cao tại các định chế tài chính trung gian, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và ngân hàng. Cử nhân tốt nghiệp chương trình Tài chính cũng sẽ được lĩnh hội các kỹ năng công nghệ thông tin cần thiết, khả năng làm việc độc lập, làm việc dưới áp lực cao, kỹ năng hợp tác, để có thể làm việc hiệu quả trong lĩnh vực tài chính mà hiện đang thay đổi rất nhanh. Người học sau khi tốt nghiệp cũng sẽ có sự am hiểu sâu sắc về kiến thức pháp luật trong lĩnh vực tài chính, thể hiện đạo đức nghề nghiệp, khả năng làm việc chuyên nghiệp, khả năng tự học và mong muốn học tập suốt đời.
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 63 tín chỉ
Kiến thức cơ sở ngành
Bắt buộc
Tự chọn
Kiến thức chuyên ngành
Bắt buộc
Tự chọn
1. Kiến thức
2. Kỹ năng
3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
Ngoài những chuẩn đầu ra trên, sinh viên tốt nghiệp đạt các chuẩn đầu ra như sau:
Cơ quan, tổ chức (Organization) | Vị trí việc làm (Position) | Mô tả công việc (Job description) |
Các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước; Các công ty, tổng công ty, tập đoàn kinh tế, và tại các chi nhánh trực thuộc. | Làm việc như là chuyên viên, chuyên gia tại Phòng Tài chính, phòng Kế toán tại tất cả các loại hình công ty, doanh nghiệp phi tài chính thuộc mọi thành phần kinh tế, trong và ngoài nước.
| – Tổng hợp, tìm kiếm các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác dự báo tài chính, dòng tiền của công ty – Hỗ trợ tính toán chi phí và toàn bộ rủi ro theo sau các giao dịch tài chính của công ty. – Giám sát các chương trình tài chính và hiệu quả quản lý để đảm bảo tất cả tuân thủ quy định của cơ quan chức năng các cấp có thẩm quyền. – Theo dõi và đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên kế toán và tài chính khác để đưa ra đề xuất và hành động kín chẳng hạn như phê duyệt và bác bỏ có hiệu lực. – Lập kế hoạch hoạt động tài chính khi cần để hỗ trợ triển khai công việc, kế hoạch hành động, các quy trình và mục tiêu của công ty. – Tổng hợp, lập báo cáo để nộp cho quản lý cấp cao hoặc chủ sở hữu về tình hình, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp – Cập nhật kế hoạch hành động của tổ chức và chủ động kiểm toán và kế toán các tiêu chuẩn được chấp nhận. – Quản lý việc lập ngân sách, chuyển nhượng tài chính hay các hoạt động tài chính khác của công ty. – Tính toán tỷ lệ khấu hao được áp dụng cho tài sản cố định và đề xuất mua lại, sở hữu hay quản lý các tài sản đó. – Phân tích tranh chấp và đàm phản các bất đồng, mâu thuẫn. – Lên kế hoạch công việc và các hoạt động khác của nhân viên tài chính và tư vấn cho quản lý các chính sách tài khóa cũng như nội quy và quy định về tài chính của công ty. – Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp trên |
Các Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng thương mại nhà nước, Công ty Bảo hiểm, Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư, Công ty tài chính, và tất cả các loại hình định chế tài chính trung gian, các công ty tài chính khác. | – Chuyên viên tín dụng thẩm định các loại dự án vay | – Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng -Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. |
– Chuyên viên quản trị rủi ro, đảm bảo chất lượng | -Thẩm định đánh giá những rủi ro với các khoản vay giải ngân: xác định tình hình tài chính của các đối tượng gửi yêu cầu vay vốn, đặc trưng ngành và doanh nghiệp của các đơn vị vay vốn. – Xây dựng mô hình, các phương pháp tối ưu để thực hiện đo lường, đưa ra những chỉ số để tính toán, dự đoán tỉ lệ rủi ro – Trực tiếp xây dựng, triển khai hệ thống Mã thống kê, hệ thống cơ sở dữ liệu (data), thông tin kinh tế/ngành nghề làm cơ sở cho việc giám sát, đo lường rủi ro hoạt động – Đặt ra các phương pháp giải quyết vấn đề rủi ro | |
– Chuyên viên thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối | – Đề xuất xây dựng kế hoạch, quản lý chỉ tiêu kinh doanh ngoại tệ hàng năm khu vực/vùng phụ trách. -Trực tiếp và phối hợp với Kênh phân phối thuộc khu vực phụ trách tiếp thị, bán các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ – Phối hợp thiết kế, phát triển các sản phẩm, giải pháp, chính sách, chương trình bán hàng liên quan hoạt động kinh doanh ngoại tệ với khách hàng. – Kiểm tra các chứng từ giao dịch của khách hàng, doanh nghiệp. – Lưu trữ hồ sơ, giải quyết các vấn đề của khách hàng, doanh nghiệp. – Làm các nghiệp vụ thanh toán quốc tế: chuyển tiền, nhờ thu, thư tín, tài khoản,… – Lập báo cáo về các số liệu liên quan đến thanh toán quốc tế -Phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết các vấn đề về thanh toán quốc tế một cách hiệu quả nhất. | |
– Chuyên viên phân tích, tư vấn đầu tư tại các quỹ đầu tư | -Nghiên cứu thị trường về lĩnh vực quản lý vốn, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán và các quy định, điều luật có liên quan. – Thu thập các thông tin về tài chính và đầu tư của các công ty, cổ phiếu, chứng khoán và các thông tin đầu tư khác. – Xem xét và phân tích các thông tin đầu tư tài chính thu thập được. – Sàng lọc thông tin, định giá, đánh giá cổ phiếu, đánh giá, phân tích rủi ro. – Đánh giá các rủi ro và cơ hội đầu tư, xác định cơ hội đầu tư tốt nhất. – Chuẩn bị các kế hoạch đầu tư cần thiết và các tài liệu đàm phán liên quan. – Lập các hoạt động, hướng dẫn và thủ tục đầu tư cơ bản; đảm bảo các giao dịch được tiến hành theo đúng các hướng dẫn và thủ tục của công ty. – Đảm bảo tuân thủ các hạn mức đầu tư, các thay đổi về quy định và chuẩn bị các báo cáo. – Chịu trách nhiệm xác định và theo dõi các vấn đề về đầu tư để hỗ trợ các khách hàng. | |
– Chuyên viên môi giới chứng khoán | -Thực hiện môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán nhằm nâng cao tần suất, mở rộng quy mô giao dịch của khách hàng – Chăm sóc, duy trì quan hệ với khách hàng hiện tại, tìm kiếm và phát triển khách hàng mới – Thực hiện tư vấn cho khách hàng về kĩ thuật giao dịch, chiến lược đầu tư, danh mục đầu tư, kế hoạch tài chính. – Thu thập, phân tích, cung cấp thông tin, hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch – Tiếp nhận thu thập ý kiến đóng góp, phản hồi của khách hàng | |
– Chuyên gia phân tích tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm… | – Phân tích công ty và các cơ hội thị trường. – Theo dõi các khoản đầu tư. – Tìm kiếm, đề xuất phương án, giải pháp đầu tư có hiệu quả cho công ty – Xây dựng các sản phẩm đầu tư. – Tìm kiếm, thẩm định và đề xuất các cơ hội đầu tư phù hợp với tiêu chí đầu tư của Công ty. – Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành và thực hiện các báo cáo định giá, phân tích về ngành theo yêu cầu. | |
Trường đại học, cao đẳng, viện đào tạo, viện nghiên cứu trong và ngoài nước | Giảng viên giảng dạy tất cả các môn học về tài chính tại các viện đào tạo, các trường Đại học, Cao đẳng; Chuyên gia nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về Tài chính – Ngân hàng nói chung và Tài chính nói riêng trên khắp mọi miền đất nước hay tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở nước ngoài. | – Về giảng dạy: +Tham gia thực hiện xây dựng kế hoạch giảng dạy cũng như đề cương các môn học, thiết kế các tài liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy + Giảng dạy, hướng dẫn sinh viên có kĩ năng cho việc tự học, tự nghiên cứu, thảo luận về khoa học cũng như tham gia các hoạt động thực tế, thực tập, khóa luận tốt nghiệp + Luôn chủ động tìm hiểu về trình độ kiến thức của sinh viên từ đó có thể bổ sung nền tảng kiến thức tốt nhất, xây dựng cho quá trình học tập, giảng dạy của sinh viên. +Tham gia công tác đánh giá về kết quả học tập của sinh viên cũng như đánh giá về hiệu quả giảng dạy của chính bản thân – Về Nghiên cứu: + Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học theo sự phân công của Khoa. + Tham gia nghiên cứu khoa học để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, biên soạn tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo phục vụ công việc giảng dạy cũng như cải tiến quá trình giảng dạy + Tham gia viết các bài đăng tạp chí, các hội nghị hội thảo liên quan đến chuyên ngành + Chịu trách nhiệm đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên và tham gia kiểm định chất lượng cho chính việc đào tạo +Thực hiện theo sự phân công của lãnh đạo về các hoạt động hợp tác quốc tế, nghiên cứu trao đổi kiến thức – Về bỗi dưỡng, nâng cao trình độ: + Chủ động học tập, tham gia các kháo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn cũng như các kĩ năng về ngoại ngữ, tin học. |
Cơ quan nhà nước, chính phủ, và các đơn vị hành chánh sự nghiệp, các tổng cục, cục, vụ, ban ngành và các cơ quan các cấp trực thuộc Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Chi cục Thuế tại các tỉnh thành, trung ương, cũng như các Bộ ngành khác và các cơ quan trực thuộc tại tất cả các tỉnh thành, quận huyện. | Làm việc tại phòng tài chính – kế toán như là chuyên viên, chuyên viên cao cấp, hay chuyên gia tại các đơn vị hành chính sự nghiệp có phòng tài chính – kế toán, các cơ quan ban ngành chính phủ ở tất cả các cấp. | – Tham gia, phối hợp thực hiện việc xây dựng và triển khai kế hoạch Tài chính hàng năm của cơ quan, Ban , Ngành… – Tham gia xây dựng các quy chế quản lý tài chính, các định mức khoán chi phí cho các đơn vị trực thuộc, các cơ chế tài chính… – Cập nhật kịp thời và nắm vững các quy định , chính sách quản lý tài chính, chính sách thuế của Nhà nước… – Theo dõi giám sát các khoản thu/ chi tài chính, mua sắm tài sản, trang thiết bị của cơ quan… – Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính – kế toán của Nhà nước và nội bộ đơn vị. |
Đại học Kinh tế TP.HCM © 2021. All Right Reserved.