Trong số thứ hai của tọa đàm Empowering Tomorrow phát sóng ngày 30/3, chuyên gia sẽ gợi ý cách chọn ngành học tại đại học dựa trên sự hiểu bản thân, thị trường và chương trình đào tạo.
Ở tập đầu tiên, PGS.TS. Bùi Quang Hùng – Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) và bà Phạm Thị Phương Khanh – Giám đốc Marketing của Navigos Group Vietnam (đơn vị sở hữu Vietnamworks) đã hướng dẫn các bạn trẻ cách để hiểu bản thân và các kỹ năng đáp ứng, thích nghi với thị trường lao động bất định.
Tiếp nối hành trình giúp học sinh tìm ra ba chữ “hiểu”, gồm: hiểu bản thân, hiểu thị trường, hiểu các đại học đào tạo ngành, nghề như thế nào, hai chuyên gia này cùng PGS.TS. Trần Hà Minh Quân, Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế ISB sẽ đưa ra góc nhìn đa chiều về thị trường và cách các trường đại học thiết kế chương trình đào tạo, triển khai giảng dạy để theo kịp xu hướng trong xã hội bất định.
Theo PGS.TS. Bùi Quang Hùng, giáo dục đại học ngày này được xây dựng dựa trên hai yếu tố: đón đầu xu hướng thời đại và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Theo đó, các trường đại học sẽ có sự thay đổi đáng kể trong việc xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tác động đa chiều, khu vực và quốc tế. Tức, sinh viên sau khi ra trường có đủ kỹ năng để phát triển trong cả thị trường nội địa và toàn cầu.
Bà Phạm Thị Phương Khanh cũng nhận định, thay vì tìm đến những trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội hay TP. HCM, người lao động có thể phát triển tại các thị trường lao động địa phương tiềm năng khi trang bị đầy đủ bộ kỹ năng cần thiết ở bậc đại học và am hiểu bối cảnh.
PGS. TS. Trần Hà Minh Quân nhấn mạnh, nếu như các thế hệ trước như Gen X, Gen Y có tư duy nhất nghệ tinh, nhất thân vinh gắn liền với tư duy ổn định hành trình nghề nghiệp, thì thế hệ mới Gen Alpha hoặc những thế hệ sau này được dự đoán rằng sẽ có lộ trình nghề nghiệp thay đổi ít nhất từ một đến hai lần với những lĩnh vực không liên quan hoặc liên quan gần. Đó là lý do, các đại học nỗ lực trang bị tri thức đa lĩnh vực cho người học thế hệ mới là để sẵn sàng cho các bước chuyển mình này.
Như vậy, trước sự thay đổi về xu hướng đào tạo và sự dịch chuyển của thị trường, học sinh sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn và cần hiểu rõ về nội dung, phương pháp các trường giảng dạy trước khi đưa ra quyết định cho giai đoạn chuyển giao trung học phổ thông lên đại học. Điều này sẽ được các chuyên gia giải đáp trong tọa đàm Empowering Tomorrow số thứ hai.
Empowering Tomorrow do Đại học Kinh tế TP HCM (UEH) kết hợp với báo VnExpress, fanpage Trường Người Ta đồng tổ chức, phát sóng trực tiếp trên kênh fanpage UEH, Youtube UEH Channel, fanpage VnExpress và Trường Người Ta.
Hướng nghiệp là hoạt động cần thiết để phát triển bền vững cho tương lai của thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh THCS và THPT. Theo đó, với chủ đề “Hướng nghiệp bền vững 5.0”, chương trình gồm hai tập với mục tiêu giúp học sinh đưa ra quyết định chọn ngành nghề, trường đại học phù hợp. Đây là cột mốc quan trọng, đòi hỏi các em ở độ tuổi vị thành niên cần có cái nhìn tổng quan hơn về bản thân, thị trường và hệ thống giáo dục.
“5.0 – kỷ nguyên của một xã hội siêu thông minh” là điều sẽ diễn ra với mốc thời gian được xác định là 2035 hoặc có thể sớm hơn. Điều này dẫn tới sự bùng nổ của nhiều từ khóa như “sự lên ngôi của hàng loạt siêu công nghệ”, “nâng cao tương tác giữa người và máy”, “đặt con người làm trung tâm”… Sự thay đổi này tác động đến con người, thị trường lao động và cách các đại học thiết kế chương trình đào tạo.
Do đó, Empowering Tomorrow cùng dàn chuyên gia sẽ giúp học sinh giải đáp các thắc mắc, từ đó, đưa ra quyết định đúng đắn trước ngưỡng cửa đại học. Qua đây, phụ huynh cũng có thể tiếp nhận nhiều thông tin, giải pháp để đồng hành cùng con trong quá trình hoạch định tương lai.
Tin, ảnh: Phòng Marketing – Truyền thông, Báo VnExpress.
Ở tập đầu tiên, PGS.TS. Bùi Quang Hùng – Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) và bà Phạm Thị Phương Khanh – Giám đốc Marketing của Navigos Group Vietnam (đơn vị sở hữu Vietnamworks) đã hướng dẫn các bạn trẻ cách để hiểu bản thân và các kỹ năng đáp ứng, thích nghi với thị trường lao động bất định.
Tiếp nối hành trình giúp học sinh tìm ra ba chữ “hiểu”, gồm: hiểu bản thân, hiểu thị trường, hiểu các đại học đào tạo ngành, nghề như thế nào, hai chuyên gia này cùng PGS.TS. Trần Hà Minh Quân, Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế ISB sẽ đưa ra góc nhìn đa chiều về thị trường và cách các trường đại học thiết kế chương trình đào tạo, triển khai giảng dạy để theo kịp xu hướng trong xã hội bất định.
Theo PGS.TS. Bùi Quang Hùng, giáo dục đại học ngày này được xây dựng dựa trên hai yếu tố: đón đầu xu hướng thời đại và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Theo đó, các trường đại học sẽ có sự thay đổi đáng kể trong việc xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tác động đa chiều, khu vực và quốc tế. Tức, sinh viên sau khi ra trường có đủ kỹ năng để phát triển trong cả thị trường nội địa và toàn cầu.
Bà Phạm Thị Phương Khanh cũng nhận định, thay vì tìm đến những trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội hay TP. HCM, người lao động có thể phát triển tại các thị trường lao động địa phương tiềm năng khi trang bị đầy đủ bộ kỹ năng cần thiết ở bậc đại học và am hiểu bối cảnh.
PGS. TS. Trần Hà Minh Quân nhấn mạnh, nếu như các thế hệ trước như Gen X, Gen Y có tư duy nhất nghệ tinh, nhất thân vinh gắn liền với tư duy ổn định hành trình nghề nghiệp, thì thế hệ mới Gen Alpha hoặc những thế hệ sau này được dự đoán rằng sẽ có lộ trình nghề nghiệp thay đổi ít nhất từ một đến hai lần với những lĩnh vực không liên quan hoặc liên quan gần. Đó là lý do, các đại học nỗ lực trang bị tri thức đa lĩnh vực cho người học thế hệ mới là để sẵn sàng cho các bước chuyển mình này.
Như vậy, trước sự thay đổi về xu hướng đào tạo và sự dịch chuyển của thị trường, học sinh sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn và cần hiểu rõ về nội dung, phương pháp các trường giảng dạy trước khi đưa ra quyết định cho giai đoạn chuyển giao trung học phổ thông lên đại học. Điều này sẽ được các chuyên gia giải đáp trong tọa đàm Empowering Tomorrow số thứ hai.
Empowering Tomorrow do Đại học Kinh tế TP HCM (UEH) kết hợp với báo VnExpress, fanpage Trường Người Ta đồng tổ chức, phát sóng trực tiếp trên kênh fanpage UEH, Youtube UEH Channel, fanpage VnExpress và Trường Người Ta.
Hướng nghiệp là hoạt động cần thiết để phát triển bền vững cho tương lai của thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh THCS và THPT. Theo đó, với chủ đề “Hướng nghiệp bền vững 5.0”, chương trình gồm hai tập với mục tiêu giúp học sinh đưa ra quyết định chọn ngành nghề, trường đại học phù hợp. Đây là cột mốc quan trọng, đòi hỏi các em ở độ tuổi vị thành niên cần có cái nhìn tổng quan hơn về bản thân, thị trường và hệ thống giáo dục.
“5.0 – kỷ nguyên của một xã hội siêu thông minh” là điều sẽ diễn ra với mốc thời gian được xác định là 2035 hoặc có thể sớm hơn. Điều này dẫn tới sự bùng nổ của nhiều từ khóa như “sự lên ngôi của hàng loạt siêu công nghệ”, “nâng cao tương tác giữa người và máy”, “đặt con người làm trung tâm”… Sự thay đổi này tác động đến con người, thị trường lao động và cách các đại học thiết kế chương trình đào tạo.
Do đó, Empowering Tomorrow cùng dàn chuyên gia sẽ giúp học sinh giải đáp các thắc mắc, từ đó, đưa ra quyết định đúng đắn trước ngưỡng cửa đại học. Qua đây, phụ huynh cũng có thể tiếp nhận nhiều thông tin, giải pháp để đồng hành cùng con trong quá trình hoạch định tương lai.
Tin, ảnh: Phòng Marketing – Truyền thông, Báo VnExpress.