1. Đối tượng xét học bổng
1.1. Đối tượng đủ điều kiện
– Sinh viên quốc tế và không phải là công dân Việt Nam;
– Trúng tuyển vào chương trình nghiên cứu sinh của UEH;
– Bắt đầu khóa học mới lần đầu tiên vào năm xét học bổng.
1.2. Đối tượng không đủ điều kiện
– Là học viên du học hoặc học viên thuộc diện trao đổi, hoặc được cử đi học tập theo dạng Hiệp định.
– Đã được trao một học bổng khác của Trường hoặc của một tổ chức khác nhằm trang trải học phí (toàn bộ hoặc một phần) để theo học tại UEH.
– Không hoàn thành chương trình trong thời gian đào tạo chính thức.
2. Địa điểm đào tạo
– Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tại TP. Hồ Chí Minh:
+ Cơ sở A: 59C Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
+ Cơ sở B: 279 Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
+ Cơ sở Nam thành phố: Khu chức năng số 15, Đô thị mới Nam thành phố, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
– Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tại phân hiệu Vĩnh Long
+ 1B Nguyễn Trung Trực, Phường 8, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam
3. Thông tin về học bổng
Loại học bổng | Số lượng | Mức học bổng[1] | Điều kiện[2] |
Xuất sắc | 20 suất
Chương trình giảng dạy tiếng Việt, viết luận án và bảo vệ luận án tiếng Anh Xem thông tin ngành dự tuyển tại đây. + Chương trình giảng dạy tiếng Anh: Dành cho 3 ngành gồm Kinh tế phát triển, Tài chính – Ngân hàng và Quản trị kinh doanh, xem chi tiết tại đây.
|
100% học phí và phí nội trú ký túc xá tương đương $11.000USD.
Duy trì suốt thời gian học chính thức. |
+ Thỏa đối tượng và trúng tuyển đầu vào UEH.
+ GPA (cử nhân và thạc sĩ) đạt 8,0/10,0 (3,2/4,0). + Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương IELTS 6.0 trở lên. + Ưu tiên nghiên cứu sinh phải công bố tối thiểu 01 bài viết trên tạp chí thuộc danh mục ISI-Scopus hoặc 01 bài trên Tạp chí JABES phiên bản tiếng Anh. |
4. Điều kiện đăng ký xét tuyển sinh
4.1. Nghiên cứu sinh chương trình tiếng Việt
- Về văn bằng:
– Ngành đúng, ngành gần: Có văn bằng phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển: bằng thạc sĩ khối kinh tế, kinh doanh và quản lý đối với các ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý; bằng thạc sĩ luật đối với ngành luật kinh tế. Trong trường hợp người dự tuyển có bằng thạc sĩ cùng khối kinh tế, kinh doanh và quản lý nhưng không thuộc ngành đúng với ngành dự tuyển thì người dự tuyển cần học bổ sung một số học phần kiến thức ngành của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tương ứng sau khi trúng tuyển.
– Ngành khác: Có văn bằng ngành khác nhưng có hướng nghiên cứu về kinh tế, kinh doanh và quản lý, luật học.
– Chưa có bằng thạc sĩ: Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ, thì người dự tuyển cần có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên, đồng thời phải học bổ sung chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành tương ứng, hướng nghiên cứu.
– Các văn bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm không phải do cơ sở giáo dục Việt Nam cấp cần được công chứng tiếng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam (đăng ký công nhận văn bằng tại https://naric.edu.vn/login).
- Về năng lực nghiên cứu khoa học
– Có kinh nghiệm tích lũy về nghiên cứu khoa học, thể hiện ở việc là tác giả của 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước tính điểm công trình hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia xuất bản trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
– Có khả năng triển khai và hoàn thành nghiên cứu, thể hiện thông một đề cương nghiên cứu theo mẫu quy định (3000-3500 từ).
– Được tín nhiệm bởi giới khoa học, thể hiện qua thư giới thiệu của ít nhất một nhà học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.
- Về trình độ ngoại ngữ
– Có trình độ tiếng Việt tương đương B2 (bậc 4/6) trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt.
4.2. Nghiên cứu sinh chương trình tiếng Anh
Người dự tuyển là công dân nước ngoài đến từ các nước Đông Nam Á hoặc người nước ngoài đang giảng dạy, nghiên cứu, làm việc tại Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau:
- Về văn bằng:
– Ngành đúng, ngành gần: Có văn bằng phù hợp với ngành đăng ký dự tuyển: bằng thạc sĩ khối kinh tế, kinh doanh và quản lý đối với các ngành kinh tế, kinh doanh và quản lý; bằng thạc sĩ luật đối với ngành luật kinh tế. Trong trường hợp người dự tuyển có bằng thạc sĩ cùng khối kinh tế, kinh doanh và quản lý nhưng không thuộc ngành đúng với ngành dự tuyển thì người dự tuyển cần học bổ sung một số học phần kiến thức ngành của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tương ứng sau khi trúng tuyển.
- Về năng lực nghiên cứu khoa học
– Có kinh nghiệm tích lũy về nghiên cứu khoa học, thể hiện ở việc là tác giả của 01 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế có phản biện không quá 24 tháng tính đến ngày dự tuyển.
– Có khả năng triển khai và hoàn thành nghiên cứu, thể hiện thông một đề cương nghiên cứu theo mẫu quy định (3000-3500 từ).
– Được tín nhiệm bởi giới khoa học, thể hiện qua thư giới thiệu của ít nhất một nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.
- Về trình độ ngoại ngữ
Người học cần đáp ứng một trong số các điều kiện sau:
– Công dân ở quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức.
– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh.
– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.
– Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 65 trở lên (do IIG, IIE hoặc các trung tâm do ETS ủy quyền cấp) hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 6.0 trở lên (do British Council hoặc IDP Australia hoặc University of Cambridge cấp) trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
5. Thời gian đăng ký dự tuyển:
- Chương trình tiếng Việt
– Đợt 2 năm 2021: 30/9/2021
– Đợt 1 năm 2022: tháng 4/2022
– Đợt 2 năm 2022: tháng 9/2022
- Chương trình tiếng Anh:
Công bố chính thức sau tháng 8/2021.
6. Hồ sơ dự tuyển và cách thức đăng ký:
6.1. Hồ sơ dự tuyển
- Chương trình tiếng Việt
- Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu).
- Lý lịch khoa học có dán ảnh cá nhân (theo mẫu) được xác nhận và đóng dấu bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Thư giới thiệu của nhà khoa học.
- Một bản sao công chứng của các loại giấy tờ sau:
-
- Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học. Trường hợp văn bằng không phải do cơ sở giáo dục Việt Nam cấp cần được công chứng tiếng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam (đăng ký công nhận văn bằng tại https://naric.edu.vn/login).
- Bằng và bảng điểm thạc sĩ. Trường hợp văn bằng không phải do cơ sở giáo dục Việt Nam cấp cần được công chứng tiếng Việt và nộp kèm theo văn bản công nhận của Cục Quản lý chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam (đăng ký công nhận văn bằng tại https://naric.edu.vn/login).
- Chứng chỉ tiếng Việt tương đương B2 (4/6) trở lên theo Khung năng tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (Chương trình tiếng Việt)
- Đóng quyển 05 bộ, mỗi bộ gồm: Đề cương nghiên cứu (theo mẫu) và các bài báo đăng trên tạp chí khoa học/bài hội thảo có xuất bản kỷ yếu không quá 36 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
- Văn bản đồng ý cho sử dụng bài báo/bài hội thảo của các đồng tác giả (nếu có bài đăng nhiều tác giả);
- 02 ảnh 4x6cm của người dự tuyển ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh phía sau ảnh.
- Passport và visa nhập cảnh du học.
– Một số form mẫu tham khảo khác:
- Chương trình tiếng Anh:
Tham khảo các hồ sơ tiếng Anh sau đây. Các hồ sơ dự tuyển sẽ được công bố chính thức vào sau tháng 08/2021
- Phiếu đăng ký dự tuyển.
- Lý lịch khoa học có dán ảnh cá nhân được xác nhận và đóng dấu bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Thư giới thiệu của nhà khoa học.
- Bản sao công chứng của các loại giấy tờ sau:
- Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học và thạc sĩ;
- Minh chứng trình độ tiếng Anh (theo quy định tại mục 4.2 phần điều kiện về trình độ ngoại ngữ).
- Đề cương nghiên cứu và có ít nhất 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế có phản biện không quá 24 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
- Văn bản đồng ý cho sử dụng bài báo/bài hội thảo của các đồng tác giả (nếu có bài đăng nhiều tác giả).
- Ảnh 3×4 hoặc ảnh 4x6cm của người dự tuyển ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh phía sau ảnh.
- Passport và visa nhập cảnh du học.
6.2. Cách thức đăng ký: Thực hiện online theo đường dẫn đính kèm tại đây.
7. Thông tin tư vấn tuyển sinh chương trình tiến sĩ
- Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: Phòng A001, 59C Nguyễn Ðình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (+84) 283 823 5277, (+84) 283 829 5437
- Email: sdh@ueh.edu.vn
- Website: sdh.ueh.edu.vn
8. Thông tin tư vấn chương trình học bổng và hỗ trợ visa
- Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 028 7306 1976 ext. 1002
- Địa chỉ: Phòng A016, 59C Nguyễn Ðình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Email: dsa@ueh.edu.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/DSA.UEH
- Website: dsa.ueh.edu.vn
[1] Chỉ áp dụng đối với thời gian đào tạo chính thức của chương trình.
[2] UEH xét dựa trên thành tích học tập ở cao học/đại học từ trên xuống đến khi đủ chỉ tiêu. Ưu tiên sinh viên nước ngoài tốt nghiệp đại học, cao học tại UEH