Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Thạc sĩ Chuyên ngành Luật hiến pháp và luật hành chính (hướng ứng dụng)

Luật hiến pháp và luật hành chính

Thạc sĩ Luật học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính tốt nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là những chuyên gia pháp lý có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật hiến pháp và hành chính để hành nghề tư vấn pháp lý, góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả quản trị trong khu vực công. Người học có kỹ năng áp dụng các quy định pháp luật giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh trong công việc cũng như nơi công tác, làm việc của chính mình. Người học cũng được phát triển kỹ năng đánh giá, lập luận và bước đầu tham gia đối thoại chính sách thông qua các kênh phản biện trong tiến trình lập quy. Ngoài ra, nếu có nhu cầu, học viên còn được tạo cơ hội để bổ sung các kiến thức chuyên sâu về pháp luật so sánh và phương pháp nghiên cứu luật học để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ luật.

Đối tượng người học

Người học đã có văn bằng tốt nghiệp Đại học

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

I. Kiến thức chung: 11 tín chỉ

  • Triết học 
  • Ngoại ngữ 
  • Phương pháp nghiên cứu luật học 

II. Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành: 36 tín chỉ

Kiến thức ngành 

  • Luật và phát triển 
  • Luật tài sản 
  • Luật và chính sách công
  • Tài phán hành chính
  • Công chức và công vụ trong quản lý Nhà nước về kinh tế 
  • Nội luật hóa các cam kết quốc tế về quản trị nhà nước 
  • Luật và chính sách môi trường
  • Luật quy hoạch và quản lý bất động sản 

Kiến thức ngành tự chọn 

  • Pháp luật kinh doanh 
  • Nhà nước pháp quyền 
  • Hợp tác công tư và cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù 
  • Tài chính công 
  • Pháp luật về quản lý công sản và bồi thường Nhà nước 
  • Lãnh đạo trong khu vực công 
  • Luật, Quản trị tốt 
  • Kiểm soát quyền lực nhà nước 
  • Tài phán hiến pháp 

III. Thực tập và tốt nghiệp: 13 tín chỉ

Thực tập 

  • Chuyên đề pháp luật trong nền kinh tế số 
  • Chuyên đề thủ tục hành chính trong kinh doanh 

Học phần tốt nghiệp 

  • Dự án nghiên cứu 

Tổng cộng: 60 tín chỉ

Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)

  • Phân tích kiến thức nền tảng về triết học pháp luật, cơ sở văn hoá, chính trị, pháp lý và thể chế trong việc cho việc tạo lập nền tảng pháp luật phục vụ phát triển chung của quốc gia trong điều kiện hội nhập.
  • Đánh giá, phối hợp các phương pháp nghiên cứu luật hàn lâm (phương pháp nghiên cứu khoa học luật) và ứng dụng (kỹ năng tư vấn, tham mưu và hỗ trợ pháp lý).
  • Phát triển các học thuyết pháp lý về hành chính và nhà nước và so sánh, nắm vững các thủ tục tố tụng và giải quyết các vụ án hành chính, tố tụng hành chính.
  • Đánh giá về pháp luật chuyên ngành một cách sâu sắc, mạch lạc, có hệ thống, sâu, rộng, tiên tiến và cập nhật mảng pháp luật công.
  • Phát hiện vấn đề trong một số lĩnh vực pháp luật hành chính chuyên sâu (lãnh đạo khu vực công, nhà nước pháp quyền, quản trị nhà nước…).

Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)

  • Phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu luật và thông tin pháp lý để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề pháp lý một cách khoa học.
  • Tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề luật tiên tiến. Giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong công việc hằng ngày.
  • Truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác
  • Sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành luật để đọc và hiểu tài liệu bằng tiếng Anh với năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Responsibility)

  • Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng phục vụ ra các quyết định quản trị tốt và tư vấn pháp luật hiệu quả
  • Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác.
  • Đưa ra những kết luận mang tầm chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật Hiến pháp, Hành chính.
  • Quản lý, đánh giá và cải tiến pháp luật Hiến pháp, Hành chính.

Khu vực công

Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế: Công chức ngạch Chuyên viên/chuyên viên chính/ chuyên viên cao cấp/Các cơ quan tư pháp về kinh tế, thương mại: Công chức ngạch thẩm phán, chấp hành viên, kiểm sát viên

  • Tham mưu, quyết định việc tổ chức quản lý các hoạt động quản lý nhà nước, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại

Khu vực tư

Công ty, Doanh nghiệp trong nước: Trưởng, phó phòng pháp chế, Chuyên viên pháp lý/Các tổ chức hành nghề luật: Luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên…/Đơn vị, tổ chức phi chính phủ: Chuyên viên pháp lý cao cấp

  • Phụ trách công việc liên quan đến tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý và dịch vụ pháp lý kinh doanh, thương mại