Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Khóa Bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao kỹ năng phát hiện vi phạm trong lĩnh vực chuyên ngành Hợp đồng xây dựng

Bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao kỹ năng phát hiện vi phạm trong lĩnh vực chuyên ngành Hợp đồng xây dựng

  • Các thuật ngữ chuyên môn; khái niệm.
  • Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực này;
  • Các tình huống cụ thể áp dụng các kiến thức đã giảng dạy. (Nêu tình huống, thảo luận, phân tích…)

Thông tin liên hệ: 

Ban Đào tạo – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH)

  • Địa chỉ: Số 59C Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  • Hotline 24/24 – Zalo: 0899.133.135
  • Email: viet@ueh.edu.vn

 

Đối tượng người học

– Thanh tra viên, kiểm soát viên, kiểm sát viên, kiểm toán viên…

– Lãnh đạo các đơn vị: Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa án Nhân dân các cấp, Kiểm toán nhà nước các cấp, Thanh tra các cấp….

Pháp luật điều chỉnh Hợp đồng xây dựng, nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ hợp đồng Xây dựng giữa BLDS 2015, Luật Thương mại 2005 và Luật Xây dựng 2014. Nguyên tắc Luật chung – Luật riêng.
– Vi phạm hợp đồng: Khi một trong các bên không tuân thủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
– Vi phạm quy định pháp luật:

  • Xây dựng không phép, sai phép.
  • Không tuân thủ các quy định về an toàn lao động,
  • Vi phạm quy chuẩn xây dựng
  • Không tuân thủ các quy định về môi trường.
  • Xây dựng không phù hợp với quy hoạch đã được duyệt, làm thay đổi cấu trúc hay hình thái đô thị.

– Vi phạm trong Quản lý dự án – Quản lý chất lượng:

  • Quản lý dự án không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu sót trong quản lý tiến độ, tài chính, chất lượng công trình.
  • Thay đổi thiết kế công trình mà không thông qua sự đồng ý của chủ đầu tư, nhà thầu, hoặc các cơ quan quản lý liên quan.
  • Thay đổi phương án thi công công trình mà không thông qua sự đồng ý của chủ đầu tư, nhà thầu, hoặc các cơ quan quản lý liên quan.
  • Sử dụng vật liệu kém chất lượng, giả mạo chứng nhận chất lượng, giả mạo kiểm định chất lượng.
  • Không thực hiện đúng trách nhiệm giám sát, kiểm tra chất lượng công trình dẫn đến sai sót hoặc tai nạn xây dựng.
  • Sử dụng hồ sơ, tài liệu giả: Giấy phép xây dựng, chứng chỉ năng lực, hoặc các tài liệu liên quan khác.

– Vi phạm quyền lợi của người lao động:

  • Trả lương không đúng hạn, không bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho người lao động.
  • Tuyển dụng lao động không có giấy tờ hợp lệ, lao động dưới tuổi, hoặc lao động nước ngoài không có giấy phép làm việc.

– Vi phạm đấu thầu: Bao gồm việc sắp xếp, thao túng kết quả đấu thầu, sử dụng thông tin bí mật để có lợi trong quá trình đấu thầu. Sử dụng quyền lực hoặc quan hệ cá nhân để ảnh hưởng đến quyết định, lựa chọn nhà thầu, hoặc các quyết định khác liên quan đến dự án.
– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Sử dụng các thiết kế, kỹ thuật, hoặc công nghệ mà không có sự cho phép của chủ sở hữu.
– Vi phạm quy định về bảo hành và bảo dưỡng công trình: Không thực hiện đúng cam kết về bảo hành hoặc bảo dưỡng công trình sau khi nó được bàn giao.
– Vi phạm về PCCC: Vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy trong quá trình xây dựng hoặc sau khi công trình hoàn thành.
– Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường:

  • Không tuân thủ các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, như xả thải không đúng quy cách, gây ô nhiễm không khí, nước, và đất.
  • Sai phạm khi xử lý chất thải xây dựng: Không tuân thủ quy định về xử lý và loại bỏ chất thải xây dựng, gây ô nhiễm môi trường.

– Vi phạm quy định về an toàn giao thông trong quá trình thi công: Không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông xung quanh khu vực thi công, gây rối loạn và nguy hiểm cho giao thông công cộng.
Sử dụng công nghệ hoặc phương pháp thi công lạc hậu, không an toàn: Sử dụng các phương pháp xây dựng không còn phù hợp hoặc không đảm bảo an toàn cho công nhân và công trình.

Hoàn thành các buổi học