Live Talk Hướng nghiệp bền vững 5.0 “Empowering Tomorrow”: Lan tỏa thông tin hướng nghiệp bền vững đến hơn 426.000 học sinh, phụ huynh và cộng đồng

Live Talk Hướng nghiệp bền vững 5.0 “Empowering Tomorrow” do Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) kết hợp với báo VnExpress, fanpage Trường Người Ta đồng tổ chức đã thu hút sự quan tâm của hơn 426.000 học sinh, sinh viên, phụ huynh, thầy cô và cộng đồng, chương trình đã lan tỏa thành công những thông tin giá trị về hướng nghiệp bền vững trong thời đại 5.0. Đặc biệt là 4 “thấu hiểu” để định vị một tương lai nghề nghiệp hạnh phúc trước ngưỡng cửa lựa chọn đại học.

“5.0 – kỷ nguyên của một xã hội siêu thông minh” là điều sẽ diễn ra với mốc thời gian được xác định là 2035 hoặc có thể sớm hơn. Các từ khóa “sự lên ngôi của hàng loạt siêu công nghệ”, “nâng cao tương tác giữa người và máy”, “đặt con người làm trung tâm”,… lý giải cho thời kỳ này. 

Các xu hướng nói trên tác động đến con người, thị trường lao động và cách các đại học thiết kế chương trình đào tạo. Chính vì vậy, việc lựa chọn ngành nghề đúng đắn, hướng nghiệp sớm trước ngưỡng cửa đại học là điều vô cùng quan trọng đối với các bạn học sinh THCS và THPT.

Giải đáp những vấn đề này, Live Talk Hướng nghiệp bền vững trong thời đại 5.0 “Empowering Tomorrow” với sự tham gia chia sẻ của PGS.TS. Bùi Quang Hùng – Phó giám đốc UEH; Bà Phạm Thị Phương Khanh – Giám đốc Marketing của Navigos Group Vietnam; PGS.TS. Trần Hà Minh Quân – Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế ISB của UEH đã diễn ra đúng thời điểm và thu hút được đông đảo cộng đồng quan tâm. Sau 2 kỳ phát sóng trực tiếp trên tất cả các nền tảng vào ngày 29 và 30/3/2024, chương trình đã thu hút sự quan tâm theo dõi của hơn 426.000 học sinh, sinh viên, phụ huynh, thầy cô khắp cả nước. Xem Báo cáo hiệu quả chương trình tại LINK.

Theo đó, những thông điệp quan trọng về hướng nghiệp bền vững, bí quyết lựa chọn ngành nghề và trường học đã được các chuyên gia bật mí!

4 “thấu hiểu” để định vị một tương lai nghề nghiệp hạnh phúc trước ngưỡng cửa lựa chọn đại học 

Chọn ngành nghề cần thấu hiểu chính mình

   

Theo các chuyên gia, hành trình chọn ngành học và xây dựng nghề nghiệp bền vững xuất phát từ sự thấu hiểu chính mình. “Hiểu mình” nhấn mạnh các học sinh cần thường xuyên quan sát bản thân và tự trả lời câu hỏi thiên hướng cá nhân của bản thân là gì? Sở trường, sở thích có thể thay đổi theo thời gian nhưng thiên hướng cá nhân được tích lũy qua trải nghiệm học tập, làm việc và gắn với môi trường xung quanh. Ví dụ, bạn là người thiên về lý trí hay cảm xúc; thích tính toán hay văn học; ưa sáng tạo hay quy trình hệ thống; là người toàn diện hay tỉ mỉ… 

Thiên hướng cá nhân chính là nền tảng để học sinh có thể chọn khối học, ngành học, tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và sẵn sàng hơn khi bước vào hành trình nghề nghiệp trong tương lai. Đồng hành cùng các sĩ tử, UEH đồng thời cũng giới thiệu công cụ UEH hiểu về bạn, giúp học sinh trắc nghiệm và xác định thiên hướng cá nhân, dựa trên lý thuyết khoa học MBTI và Holland. Trải nghiệm phiên bản Zalo Mini App tại hoặc tại website

Chọn nghề cần thấu hiểu thị trường

Việc hiểu bản thân là chưa đủ. Học sinh và phụ huynh nên tìm hiểu về thị trường. 

Trong thời kỳ bất định, việc thế giới thay đổi nhanh chóng đã tạo nên sự đào thải đối với một số công việc mang tính lặp lại mà máy móc có thể thay thế, đồng thời, tạo nên nhiều nghề nghiệp mới. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng trong xã hội 5.0 đánh giá cao các kỹ năng: tư duy phân tích, tư duy sáng tạo, AI & Big Data, hiểu biết về công nghệ, thiết kế và trải nghiệm người dùng (UX/UI) (Theo báo cáo Future Job của Diễn đàn kinh tế thế giới). Do đó, để thích ứng với sự bất định, người trẻ cần nắm được những công việc có thể biến mất trong tương lai hay sẽ trở thành xu thế.

Đồng thời, cần hiểu rõ ranh giới “mở” của các lĩnh vực thị trường việc làm. Ví dụ, học về Quản trị nhân sự (HR), các bạn có thể đảm nhiệm vị trí: Chuyên viên nhân sự, Chuyên viên Đào Tạo và Phát Triển, Chuyên viên Tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự. Nhưng cũng có thể đảm nhiệm các vị trí liên ngành, xuyên ngành, vượt khỏi ranh giới ngành như: Chuyên viên hành chính nhân sự (liên kết giữa HR và hành chính), Chuyên viên đối tác nhân sự (HRBP) (liên kết giữa HR và các khối chuyên môn như Kinh doanh, Marketing, Tài chính…), Quản lý đào tạo kinh doanh (liên kết giữa HR – Đào tạo – Kinh doanh), Chuyên viên chính sách đánh giá công việc (liên kết giữa HR và Quản trị hiệu quả), Chuyên viên Lương và phúc lợi, Kế toán tiền lương (liên kết giữa HR và Kế toán), Chuyên viên truyền thông nội bộ, truyền thông văn hóa (liên kết giữa HR và truyền thông, quan hệ công chúng)…

Chọn nghề cần dựa trên giá trị hạnh phúc

Trong hành trình làm nghề bền vững, mỗi người nên xác định giá trị hạnh phúc công việc đem lại cho bản thân. 

Trên thực tế, một hành trình phát triển sự nghiệp thường tồn tại ở ba cấp độ khác nhau. Đầu tiên là tìm được một công việc để làm, tức, đơn thuần chinh phục một vị trí giúp bản thân trang trải cuộc sống cơ bản. Đây là nhu cầu đầu tiên trên hành trình sự nghiệp. Thứ hai là nhân sự bắt đầu suy nghĩ đến những nhu cầu bậc cao hơn trong sự nghiệp mình muốn theo đuổi như bản thân phát triển như thế nào, có được tiến bộ mỗi ngày không, lộ trình thăng tiến ra sao, mức thu nhập tăng trưởng bao nhiêu phần trăm… Thứ ba, cấp độ cuối cùng, sau khi đã làm việc lâu năm, các giá trị bậc cao được thỏa mãn, mọi người sẽ nhìn nhận đến giá trị hạnh phúc trong công việc (inner calling), tức ý nghĩa công việc đó mang lại cho bản thân là gì.

Thấu hiểu Đại học đào tạo ngành nghề như thế nào trong 5.0?

Bên cạnh 3 “thấu hiểu”, học sinh, phụ huynh cần thấu hiểu các đại học sẽ ứng xử như thế nào để phù hợp với thế hệ người học mới, xu hướng thị trường lao động và đặc biệt là sự tác động của thời đại mới đến bối cảnh kinh tế, xã hội. 

Theo đó, các đại học toàn cầu nói chung và UEH nói riêng tiếp cận đào tạo theo 3 định hướng:

Thứ nhất, trang bị những tri thức cần thiết nhất trong thị trường lao động 5.0. Tại UEH, sinh viên sẽ phải học 6 môn cơ bản ở tất cả các lĩnh vực, các ngành: Data Science  (khoa học và dữ liệu); Soft Skill (các kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tương tác với nhau); Entrepreneurship (tinh thần khởi nghiệp); Tâm lý học (nền tảng tâm lý); Design Thinking (tiếp cận giải quyết vấn đề theo tư duy thiết kế) và Sustainable Development (nhận thức và hành động bền vững).

Thứ hai, UEH thiết kế các chương trình đào tạo theo hướng đa ngành, liên ngành và xuyên ngành. Trong một ngành học thì luôn tích hợp môn học của các ngành ở cùng lĩnh vực, lĩnh vực khác. Từ đó, trang bị kiến thức đa dạng để người học có cách tiếp cận đa chiều khi giải quyết một vấn đề.

Thứ ba là tính quốc tế được thể hiện ở 3 khía cạnh: đào tạo bằng ngôn ngữ tiếng Anh một phần hoặc hoàn toàn; môi trường học tập quốc tế với sinh viên nước ngoài đến trao đổi tại UEH và được tham gia trao đổi học tập tại các trường nước ngoài; và kiến thức đào tạo được nhập khẩu từ chương trình giảng dạy của top 100 đại học hàng đầu thế giới, sau đó, điều chỉnh phù hợp với thị trường Việt Nam.

Hiểu bản thân, hiểu thị trường lao động, hiểu kỹ càng các cơ hội lựa chọn mà giáo dục đại học hiện đại đem lại sẽ giúp học sinh và phụ huynh đặt những bước đầu tiên thuận lợi trên con đường nghề nghiệp tương lai. Một tương lai vững chắc cần được tạo lập từ chính những gì phù hợp với bản thân và dựa trên sự hiểu biết đa chiều, toàn diện và tin cậy. Talkshow hướng nghiệp bền vững 5.0 “Empowering Tomorrow” chính là cách UEH đồng hành giúp thế hệ trẻ định vị tương lai của chính mình trên hành trình này.

Tin, ảnh: Phòng Marketing – Truyền thông UEH

Theo dõi lại 2 số LiveTalk tại đây:

Live talk Hướng nghiệp bền vững 5.0 “Empowering tomorrow” chủ đề 01: HỌC SINH, PHỤ HUYNH VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 5.0

Empowering Tomorrow do Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) kết hợp với báo VnExpress, fanpage Trường Người Ta đồng tổ chức, phát sóng trực tiếp trên kênh fanpage UEH, Youtube UEH Channel, fanpage VnExpress và Trường Người Ta. 

Hướng nghiệp là hoạt động cần thiết để phát triển bền vững cho tương lai của thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh THCS và THPT. Theo đó, với chủ đề “Hướng nghiệp bền vững 5.0”, chương trình gồm hai tập với mục tiêu giúp học sinh đưa ra quyết định chọn ngành nghề, trường đại học phù hợp. Đây là cột mốc quan trọng, đòi hỏi các em ở độ tuổi vị thành niên cần có cái nhìn tổng quan hơn về bản thân, thị trường và hệ thống giáo dục. 

“5.0 – kỷ nguyên của một xã hội siêu thông minh” là điều sẽ diễn ra với mốc thời gian được xác định là 2035 hoặc có thể sớm hơn. Điều này dẫn tới sự bùng nổ của nhiều từ khóa như “sự lên ngôi của hàng loạt siêu công nghệ”, “nâng cao tương tác giữa người và máy”, “đặt con người làm trung tâm”… Sự thay đổi này tác động đến con người, thị trường lao động và cách các đại học thiết kế chương trình đào tạo. 

Do đó, Empowering Tomorrow cùng dàn chuyên gia sẽ giúp học sinh giải đáp các thắc mắc, hướng tới ba chữ “hiểu”, gồm: hiểu bản thân, hiểu thị trường và hiểu các đại học đào tạo ngành, nghề như thế nào. Qua đây, phụ huynh, thầy cô THPT, THCS cũng có thể tiếp nhận nhiều thông tin, giải pháp để đồng hành cùng con trong quá trình hoạch định tương lai. 

Số đầu tiên của chương trình gồm hai khách mời. Trong đó, PGS.TS. Bùi Quang Hùng là Phó Giám đốc UEH. Bà Phạm Thị Phương Khanh đảm nhiệm vị trí Giám đốc Marketing của Navigos Group Vietnam. Đơn vị này sở hữu Vietnamworks, một trong những trang web cung cấp thông tin việc làm đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam. 

Dưới sự dẫn dắt của MC Tuyền Tăng và câu chuyện trải nghiệm của cô, các chuyên gia sẽ chia sẻ về cách xác định lĩnh vực, ngành học bắt đầu năng khiếu, năng lực, sở thích và đặc biệt là thiên hướng cá nhân. Từ những điều này, phụ huynh có thể đồng hành và tôn trọng quyết định của con, thay vì áp đặt theo quan điểm cá nhân. 

Theo PGS.TS. Bùi Quang Hùng, việc xác định đúng thiên hướng có tác động rất lớn đến kết quả chọn đúng ngành nghề. Do đó, trong tọa đàm này, ông sẽ đưa ra một số phương pháp và công cụ giúp người trẻ khám phá bản thân chính xác hơn. 

Với góc nhìn từ phía doanh nghiệp, bà Phạm Thị Phương Khanh sẽ giúp người xem hiểu hơn về thị trường lao động. Bà đưa ra câu trả lời cho các bài toán như thị trường sẽ thay đổi như thế nào, yêu cầu người lao động thích ứng ra sao, kỹ năng nào cần thiết cho kỷ nguyên 5.0… Với những thông tin từ Giám đốc Marketing của Navigos Group Vietnam, các bạn trẻ có thể tích lũy kinh nghiệm, chuẩn bị bộ kỹ năng và phát triển bản thân bền vững để thích ứng với sự biến đổi khó lường của thị trường.

Bên cạnh đó, các khách mời cũng chia sẻ quan điểm về việc sinh viên ra trường làm trái ngành, trái nghề và làm thế nào khi lựa chọn không đúng trong thời điểm chuyển giao từ giáo dục phổ thông lên đại học. Hai diễn giả đưa ra nhiều giải pháp, lời khuyên cho các bạn trẻ khi vướng phải tình trạng này dựa trên thực tế thị trường và lộ trình sự nghiệp của người lao động.

Ở số tiếp theo của Empowering Tomorrow, chương trình sẽ khai thác chủ đề “Hiểu cơ hội và lựa chọn đại học 5.0 ngày nay mang lại”. Qua đó, học sinh và phụ huynh có góc nhìn toàn diện hơn về những lựa chọn và cơ hội trong tương lai. 

Tin, ảnh: Phòng Marketing – Truyền thông, Báo VnExpress.

 

 

 

 

 

 

Live talk Hướng nghiệp bền vững 5.0 “Empowering tomorrow” chủ đề 02: CƠ HỘI – LỰA CHỌN, ĐẠI HỌC 5.0 NGÀY NAY MANG LẠI



tập đầu tiên, PGS.TS. Bùi Quang Hùng – Phó Giám đốc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) và bà Phạm Thị Phương Khanh – Giám đốc Marketing của Navigos Group Vietnam (đơn vị sở hữu Vietnamworks) đã hướng dẫn các bạn trẻ cách để hiểu bản thân và các kỹ năng đáp ứng, thích nghi với thị trường lao động bất định. 

Tiếp nối hành trình giúp học sinh tìm ra ba chữ “hiểu”, gồm: hiểu bản thân, hiểu thị trường, hiểu các đại học đào tạo ngành, nghề như thế nào, hai chuyên gia này cùng PGS.TS. Trần Hà Minh Quân, Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế ISB sẽ đưa ra góc nhìn đa chiều về thị trường và cách các trường đại học thiết kế chương trình đào tạo, triển khai giảng dạy để theo kịp xu hướng trong xã hội bất định. 

Theo PGS.TS. Bùi Quang Hùng, giáo dục đại học ngày này được xây dựng dựa trên hai yếu tố: đón đầu xu hướng thời đại và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Theo đó, các trường đại học sẽ có sự thay đổi đáng kể trong việc xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tác động đa chiều, khu vực và quốc tế. Tức, sinh viên sau khi ra trường có đủ kỹ năng để phát triển trong cả thị trường nội địa và toàn cầu. 

Bà Phạm Thị Phương Khanh cũng nhận định, thay vì tìm đến những trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội hay TP. HCM, người lao động có thể phát triển tại các thị trường lao động địa phương tiềm năng khi trang bị đầy đủ bộ kỹ năng cần thiết ở bậc đại học và am hiểu bối cảnh. 

PGS. TS. Trần Hà Minh Quân nhấn mạnh, nếu như các thế hệ trước như Gen X, Gen Y có tư duy nhất nghệ tinh, nhất thân vinh gắn liền với tư duy ổn định hành trình nghề nghiệp, thì thế hệ mới Gen Alpha hoặc những thế hệ sau này được dự đoán rằng sẽ có lộ trình nghề nghiệp thay đổi ít nhất từ một đến hai lần với những lĩnh vực không liên quan hoặc liên quan gần. Đó là lý do, các đại học nỗ lực trang bị tri thức đa lĩnh vực cho người học thế hệ mới là để sẵn sàng cho các bước chuyển mình này.

Như vậy, trước sự thay đổi về xu hướng đào tạo và sự dịch chuyển của thị trường, học sinh sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn và cần hiểu rõ về nội dung, phương pháp các trường giảng dạy trước khi đưa ra quyết định cho giai đoạn chuyển giao trung học phổ thông lên đại học. Điều này sẽ được các chuyên gia giải đáp trong tọa đàm Empowering Tomorrow số thứ hai. 

Empowering Tomorrow do Đại học Kinh tế TP HCM (UEH) kết hợp với báo VnExpress, fanpage Trường Người Ta đồng tổ chức, phát sóng trực tiếp trên kênh fanpage UEH, Youtube UEH Channel, fanpage VnExpress và Trường Người Ta.

Hướng nghiệp là hoạt động cần thiết để phát triển bền vững cho tương lai của thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh THCS và THPT. Theo đó, với chủ đề “Hướng nghiệp bền vững 5.0”, chương trình gồm hai tập với mục tiêu giúp học sinh đưa ra quyết định chọn ngành nghề, trường đại học phù hợp. Đây là cột mốc quan trọng, đòi hỏi các em ở độ tuổi vị thành niên cần có cái nhìn tổng quan hơn về bản thân, thị trường và hệ thống giáo dục.

“5.0 – kỷ nguyên của một xã hội siêu thông minh” là điều sẽ diễn ra với mốc thời gian được xác định là 2035 hoặc có thể sớm hơn. Điều này dẫn tới sự bùng nổ của nhiều từ khóa như “sự lên ngôi của hàng loạt siêu công nghệ”, “nâng cao tương tác giữa người và máy”, “đặt con người làm trung tâm”… Sự thay đổi này tác động đến con người, thị trường lao động và cách các đại học thiết kế chương trình đào tạo.

Do đó, Empowering Tomorrow cùng dàn chuyên gia sẽ giúp học sinh giải đáp các thắc mắc, từ đó, đưa ra quyết định đúng đắn trước ngưỡng cửa đại học. Qua đây, phụ huynh cũng có thể tiếp nhận nhiều thông tin, giải pháp để đồng hành cùng con trong quá trình hoạch định tương lai.

Tin, ảnh: Phòng Marketing – Truyền thông, Báo VnExpress.

 

 

 

 

 

 

ĐỐI TƯỢNG HƯỚNG NGHIỆP

SỰ KIỆN TUYỂN SINH