Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Thạc sĩ Chuyên ngành Quản trị nhân lực (hướng ứng dụng)

Quản trị nhân lực

Chương trình đào tạo “Quản trị nhân lực” tập trung vào việc cung cấp các kiến thức toàn diện và kỹ năng chuyên sâu về quản trị nhân lực, có khả năng quản lý nhân sự cho một doanh nghiệp trong môi trường linh hoạt; tư vấn, đào tạo nhân sự trong các doanh nghiệp theo cách sáng tạo; xây dựng chính sách duy trì và phát triển nguồn nhân lực; quan hệ lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật để hội nhập vào thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Chương trình này phù hợp với học viên đang hoặc dự định làm việc tại những doanh nghiệp kinh doanh thương mại, chuỗi bán lẻ, siêu thị, tổ chức xúc tiến thương mại của các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

I. Kiến thức chung 11

  • Triết học 
  • Ngoại ngữ 
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học 

II. Kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành

Kiến thức Cơ sở ngành

  • Quản trị chiến lược nâng cao 
  • Quản trị điều hành nâng cao 
  • Quản trị chất lượng nâng cao 
  • Quản trị nguồn nhân lực mang tính chiến lược 
  • Tài chính nâng cao cho nhà quản trị 

Kiến thức ngành 

  • Quản trị nguồn nhân lực công ty đa quốc gia 
  • Quản trị nhân tài 
  • Quản trị đánh giá thực hiện công việc 
  • Quản trị đãi ngộ 

Kiến thức ngành tự chọn Nhóm 1 (Chọn 3 trong 5 học phần) 

  • Hành vi tổ chức 
  • Quản trị sự thay đổi và phát triển tổ chức 
  • Văn hóa tổ chức 
  • Chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
  • Quản trị dự án 

Nhóm 2 (Chọn 1 trong 2 học phần) 

  • Lãnh đạo 
  • Quản trị mối quan hệ lao động 

III. Thực tập và tốt nghiệp: 13 tín chỉ

  • Bài tập: Chẩn đoán doanh nghiệp về QTNL 
  • Chuyên đề: Đề án thực tiễn 
  • Luận văn/Đề án tốt nghiệp 

Tổng cộng: 60 tín chỉ

Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)

  • Hiểu được tầm quan trọng của quản trị nhân lực trong tổ chức.
  • Nắm vững các khái niệm, mô hình, quan điểm, lý thuyết khoa học và ứng dụng thành thạo các nghiệp vụ của quản trị nhân lực.
  • Có khả năng đánh giá vấn đề để xây dựng các chính sách nhân lực theo chiến lược của tổ chức.
  • Hiểu được đặc tính của người lao động, nhóm và tổ chức để giải quyết các vấn đề về nhân sự trong tổ chức.
  • Có khả năng áp dụng được kiến thức quản trị chuyên sâu để tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc công ty, các Trưởng phòng ban về chiến lược và kế hoạch nguồn nhân lực của tổ chức.

Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)

  • Thành thạo các kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để chẩn đoán và đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề thực tiễn về quản trị nhân lực ở các tổ chức một cách khoa học.
  • Có khả năng tổ chức điều hành hoạt động chức năng của một phòng ban, tổ chức.
  • Có khả năng áp dụng được các công nghệ mới một cách sáng tạo trong giải quyết các vấn đề thực tiễn của quản trị nhân lực.
  • Có khả năng thích ứng được trong môi trường làm việc đa dạng văn hóa và khác biệt hóa.
  • Thành thạo tiếng Anh (tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam).

Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Responsibility)

  • Khả năng tiếp thu, chủ động trong công việc; có ý thức và hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ.
  • Khả năng Xử lý công việc một cách độc lập nhằm giải quyết những khó khăn hay vấn đề gặp phải trong thực tiễn quản trị nhân lực.
  • Chủ động thích nghi, tự định hướng, dẫn dắt và phát triển người khác cách thức thực hiện công việc trong quản trị nhân lực.
  • Tôn trọng những chuẩn mực đạo đức của người làm công tác nhân sự, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam cũng như các nước có liên quan.
  • Coi trọng giá trị có trách nhiệm với bản thân và với các bên liên quan.

Các doanh nghiệp: Chuyên viên nhân sự nói chung phòng tổ chức – nhân sự

  • Quản lý chuyên môn các chức năng nhân sự như tuyển dụng, đào tạo huấn luyện, đánh giá kết quả thực hiện, chế độ đãi ngộ theo luật lao động
  • Thiết kế công việc
  • Mô tả chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
  • Xây dựng các quy trình công việc.

Các doanh nghiệp: Chuyên viên tuyển dụng / thu hút tài năng phòng tổ chức – nhân sự

  • Quản lý chuyên môn mảng chức năng nhân sự tuyển dụng/ thu hút tài năng 
  • Xác định nhu cầu tuyển, nguồn tuyển hiệu quả. 
  • Lập kế hoạch tuyển dụng/ thu hút tài năng
  • Thực hiện các kỹ thuật tuyển dụng như sàng lọc ứng viên, test, phỏng vấn 
  • Phân tích, đánh và hiệu quả tuyển dụng/ thu hút tài năng
  • Tham mưu, đề xuất chính sách tuyển dụng
  • Thiết kế công việc
  • Mô tả chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Các doanh nghiệp: Chuyên viên đào tạo phòng tổ chức – nhân sự

  • Quản lý chuyên môn đào tạo
  • Xác định nhu cầu đào tạo 
  • Lập kế hoạch đào tạo 
  • Thực hiện tổ chức các chương trình đào tạo
  • Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả đào tạo và thực hiện mục tiêu đào tạo.
  • Giảng viên nội bộ
  • Tham mưu, đề xuất chính sách đào tạo
  • Thiết kế công việc
  • Mô tả chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Các doanh nghiệp: Chuyên viên đánh giá thi đua khen thưởng phòng tổ chức – nhân sự

  • Quản lý chuyên môn đánh giá thi đua khen thưởng
  • Thiết lập quy trình, format đánh giá
  • Phối hợp các phòng ban xác định tiêu chí đánh giá và cấp độ hoàn thành công việc
  • Lập kế hoạch đánh giá 
  • Hỗ trợ các CBQL cấp phòng trong đánh giá, lưu hồ sơ, giải quyết thắc mắc cho người lao động. 
  • Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả quản trị đánh giá thực hiện. 
  • Thư ký cho hội đồng thi đua, khen thưởng (nếu có) 
  • Tham mưu, đề xuất chính sách đánh giá, đào tạo kỹ năng đánh giá 
  • Thiết kế công việc 
  • Mô tả chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Các doanh nghiệp: Chuyên viên C&B phòng tổ chức – nhân sự 

  • Quản lý chuyên môn C&B 
  • Tham gia hoặc chủ trì các chương trình các phương pháp tính lương 
  • Tham gia hoặc chủ trì các chương trình các phương pháp tính thưởng và các chế độ đãi ngộ vật chất 
  • Tham gia hoặc chủ trì các chương trình các chế độ phi đãi ngộ vật chất. 
  • Hỗ trợ các CBQL cấp phòng trong giải quyết thắc mắc cho người lao động về chế độ đãi ngộ.
  • Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả quản trị đãi ngộ.
  • Thiết kế công việc
  • Mô tả chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 
  • Tham mưu, đề xuất chính sách đãi ngộ

Các doanh nghiệp: Chuyên viên quan hệ lao động phòng tổ chức – nhân sự 

  • Quản lý chuyên môn quan hệ lao động
  • Tham gia soạn thảo các thỏa ước lao động tập thể.
  • Tham gia / chủ động tuyên truyền các quyền lợi nghĩa vụ của người lao động. 
  • Tham gia các hoạt động tranh chấp, khiếu tố của người lao động theo Luật. 
  • Tham gia / hỗ trợ các hoạt động liên quan đến xử lý kỷ luật người lao động vi phạm theo Luật.
  • Hỗ trợ các CBQL cấp phòng trong giải quyết thắc mắc cho người lao động về chế độ đãi ngộ theo Luật lao động
  • Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả quản trị quan hệ lao động và trải nghiệm của nhân viên.
  • Thiết kế công việc
  • Mô tả chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 
  • Tham mưu, đề xuất chính sách về quan hệ lao động

Các doanh nghiệp/ viện nghiện cứu: Chuyên viên nghiên cứu nhân sự 

  • Nghiên cứu về tác động của các chính sách nhân sự của doanh nghiệp đến năng suất, hành vi kết quả của nhân viên
  • Nghiên cứu thị trường, các xu hướng của thị trường; các quy định Luật pháp của chính phủ tác động đến nhân sự trong công ty

Các doanh nghiệp: Trưởng phòng tổ chức – nhân sự 

  • Thiết lập cấu trúc tổ chức đáp ứng yêu cầu triển khai kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch, tuyển dụng và duy trì đội ngũ nhân sự phù hợp với yêu cầu chiến lược. 
  • Quản lý việc tuân thủ Luật lao động của doanh nghiệp. 
  • Chủ trì các chương trình tạo sự thay đổi cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp: Chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng thành viên
  • Lập kế hoạch chiến lược 
  • Phối hợp, điều hành và giám sát các đơn vị chức năng 
  • Quản trị rủi ro
  • Tổ chức thực hiện chiến lược 
  • Giám sát việc thực hiện chiến lược

Các doanh nghiệp: Giám đốc 

  • Tham gia lập kế hoạch chiến lược 
  • Chủ trì triển kế hoạch khai chiến lược 
  • Đánh giá việc triển khai kế hoạch chiến lược

Các tổ chức chính phủ: Trưởng phòng tổ chức – nhân sự 

  • Thiết lập cấu trúc tổ chức đáp ứng yêu cầu triển khai kế hoạch chiến lược.
  • Lập kế hoạch, tuyển dụng và duy trì đội ngũ nhân sự phù hợp với yêu cầu chiến lược. 
  • Quản lý việc đáp ứng Luật lao động của tổ chức.
  • Chủ trì các chương trình tạo sự thay đổi cho tổ chức.

Các tổ chức phi chính phủ: Trưởng phòng tổ chức – nhân sự 

  • Thiết lập cấu trúc tổ chức đáp ứng yêu cầu triển khai kế hoạch chiến lược. 
  • Lập kế hoạch, tuyển dụng và duy trì đội ngũ nhân sự phù hợp với yêu cầu chiến lược. 
  • Quản lý việc đáp ứng luật lao động của tổ chức. 

Chủ trì các chương trình tạo sự thay đổi cho tổ chức. Các doanh nghiệp mới: Người sáng lập 

  • Thành lập doanh nghiệp 
  • Xây dựng định hướng chiến lược 
  • Huy động nguồn lực để tổ chức vận hành doanh nghiệp

Các Trường, Trung tâm giáo dục: Người sáng lập 

  • Thành lập doanh nghiệp 
  • Xây dựng định hướng chiến lược 
  • Huy động nguồn lực để tổ chức vận hành doanh nghiệp

Các Trường, Trung tâm giáo dục: Hiệu trưởng

  • Tham gia lập kế hoạch chiến lược 
  • Chủ trì triển kế hoạch khai chiến lược 
  • Đánh giá việc triển khai kế hoạch chiến lược

Các Trường, Trung tâm giáo dục: Trưởng phòng tổ chức – nhân sự

  • Thiết lập cấu trúc tổ chức đáp ứng yêu cầu triển khai kế hoạch chiến lược. 
  • Lập kế hoạch, tuyển dụng và duy trì đội ngũ nhân sự phù hợp với yêu cầu chiến lược. 
  • Quản lý việc đáp ứng luật lao động của trường/ trung tâm. 
  • Chủ trì các chương trình tạo sự thay đổi cho trường/ trung tâm.

Các Trường, Trung tâm giáo dục: Trưởng phòng đào tạo 

  • Xây dựng chương trình đào tạo 
  • Tuyển sinh 
  • Quản lý quá trình đào tạo 
  • Tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo 
  • Tổ chức hoạt động khảo thí

Các Trường, Trung tâm giáo dục: Giảng viên bậc trung cấp và cao đẳng

  • Giảng dạy các môn học liên quan đến ngành quản trị nguồn nhân lực