Từ Sinh viên UEH đến Công dân toàn cầu Từ Công dân toàn cầu UEH
đến Công dân toàn cầu vì sự phát triển bền vững

Cử nhân Đại học chính quy chương trình Luật Kinh doanh quốc tế (Chương trình Tiếng Việt)

Luật Kinh doanh quốc tế

Hướng tới việc đào tạo chuyên gia pháp lý trong môi trường kinh doanh quốc tế, chương trình đào tạo Cử nhân Luật kinh doanh quốc tế nhằm giúp người học có kiến thức nền tảng vững chắc về môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu, có kiến thức nền tảng, có hệ thống về hệ thống pháp luật quốc gia và kiến thức chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh quốc tế. Người học còn được trang bị các kiến thức và kỹ năng hành nghề pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế như pháp luật về xuất nhập khẩu, hải quan, pháp luật về đầu tư nước ngoài, pháp luật về vận tải và logistics quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư quốc tế.

Mã đăng ký xét tuyển: 7380101

Chỉ tiêu: 70

Chương trình tiên tiến quốc tế

Là các chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Châu Á (AUN-QA) hoặc Châu Âu (FIBAA)

Học phí chương trình tiên tiến xem TẠI ĐÂY

Người học đã tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Kiến thức giáo dục đại cương: 47 tín chỉ

  • Triết học Mác Lênin
  • Kinh tế chính trị Mác Lênin
  • Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Tiếng Anh tổng quát
  • Tiếng Anh pháp lý 1
  • Tiếng Anh pháp lý 2
  • Nhập môn tâm lý học
  • Phát triển bền vững
  • Tư duy thiết kế
  • Toán dành cho kinh tế và quản trị
  • Kinh tế vi mô
  • Thương mại quốc tế
  • Kỹ năng mềm
  • Khởi nghiệp kinh doanh
  • Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành luật
  • Tư duy pháp lý
  • Các học thuyết pháp lý

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 68 tín chỉ

Kiến thức cơ sở ngành

  • Nhập môn Luật học
  • Luật hiến pháp
  • Luật dân sự I
  • Luật dân sự II
  • Luật hành chính
  • Luật hình sự
  • Quản trị xuất nhập khẩu
  • Quản trị nguồn nhân lực
  • Kinh doanh quốc tế
  • Tài chính quốc tế
  • Luật đất đai
  • Luật lao động
  • Luật tố tụng hình sự
  • Luật tố tụng dân sự
  • Luật so sánh
  • Công pháp quốc tế
  • Tư pháp quốc tế
  • Luật Doanh nghiệp
  • Luật Thương mại
  • Luật sở hữu trí tuệ     

Kiến thức chuyên ngành

  • Luật Thương mại quốc tế I
  • Luật Thương mại quốc tế II
  • Logistics quốc tế
  • Kỹ năng soạn thảo văn bản pháp lý*
  • Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng*
  • Kỹ năng Pháp chế doanh nghiệp*
  • Kỹ năng hành nghề luật*
  • Luật cạnh tranh trong nền thương mại tự do*
  • Pháp luật về xuất nhập khẩu và hải quan
  • Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR)*
  • Luật thương mại điện tử*
  • Pháp luật về thanh toán quốc tế*
  • Luật môi trường quốc tế*
  • Luật hàng hải*
  • Pháp luật và nền kinh tế số*

Thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ

  • Học kỳ doanh nghiệp

Tổng số tín chỉ: 125 tín chỉ

1. Kiến thức:
  • Có kiến thức nền tảng về nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội
  • Có kiến thức để nhận diện, lý giải và áp dụng các học thuyết, khái niệm pháp lý và nguyên tắc thượng tôn pháp luật
  • Có kiến thức để nhận diện và áp dụng các thủ tục tố tụng
  • Có kiến thức để nhận biết và hiểu các tác động của pháp luật lên cá nhân và xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
  • Có kiến thức về tin học và quản lý để hành nghề và nghiên cứu pháp luật trong hoạt động thương mại xuyên biên giới 
  • Có kiến thức về tư vấn pháp lý và kiến thức về các tổ chức hành nghề luật cung cấp dịch vụ pháp lý quốc tế
2. Kỹ năng:
  • Có kỹ năng nhận diện và lập luận để xác định vấn đề pháp lý
  • Có kỹ năng tra cứu các thông tin dữ liệu có liên quan đến các vấn đề xã hội và pháp luật
  • Có kỹ năng tư duy phản biện và phân tích bối cảnh xã hội trong nước và quốc tế mà vấn đề pháp lý xuất hiện
  • Có kỹ năng tổ chức, lên kế hoạch và sắp xếp một nghiên cứu pháp luật theo yêu cầu
  • Có kỹ năng tham gia giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại quốc tế 
  • Có kỹ năng đàm phán, đọc và phân tích hợp đồng trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
3. Mức độ tự chủ và trác nhiệm:
  • Có thể đưa ra các giải pháp trong những điều kiện hoàn cảnh không thuận lợi
  • Thể hiện trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp cốt lõi của người hành nghề luật
  • Thể hiện trách nhiệm đối với khách hàng, thân chủ về các vấn đề tiềm ẩn phát sinh
  • Có thể hợp tác làm việc với người khác, tổ chức và lập kế hoạch, phản ánh và đánh giá công việc một cách liên tục
  • Có ý thức bảo vệ công lý trong thực tiễn hành nghề luật
Ngoài những chuẩn đầu ra trên, sinh viên tốt nghiệp đạt các chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng như sau:
  • Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, đạt TOEIC 500
  • Đạt chứng chỉ tin học IC3 (Internet and Computing Core Certification)
  • Đạt chứng chỉ Giáo dục thể chất
  • Đạt chứng chỉ Giáo dục quốc phòng

inh viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm công việc với vị trí cán bộ pháp lý trong doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế, đủ khả năng quản lý không chỉ riêng lĩnh vực pháp lý chuyên môn mà còn có khả năng quản trị xuất nhập khẩu và hoạt động kinh doanh quốc tế cho doanh nghiệp; có khả năng tự lập nghiệp để kinh doanh và tham gia quản trị doanh nghiệp.

Ngoài ra, với kiến thức cơ bản về luật học, sinh viên có thể làm việc trong tất cả các cơ quan chính quyền các cấp và các cơ quan chính trị, xã hội, nghề nghiệp như:
  • Làm việc tại các cơ quan nhà nước của hệ thống hành chính, các cơ quan dân cử và các cơ quan tư pháp (ví dụ: tại UBND, HĐND các cấp, các sở ban ngành, các cơ quan tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra và thi hành án).
  • Làm việc trong các đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý như văn phòng luật sư, công ty luật, văn phòng công chứng, các trung tâm trọng tài thương mại của Việt Nam và nước ngoài.
  • Đảm nhận công tác giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo (các viện nghiên cứu; giảng dạy về pháp luật đại cương, pháp luật kinh tế trong các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông).
  • Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu với tư cách là nghiên cứu viên, đặc biệt là trong các viện nghiên cứu quản lý nhà nước, các cơ sở nghiên cứu về hành chính – chính trị.
  • Làm việc tại các cơ quan thông tấn báo chí chuyên về các vấn đề kinh tế-xã hội và pháp luật.